Từ Bi Thủy Sám Pháp thuộc tập T45, kinh số 1910 (Bộ Chư Tông) gồm 3 cuốn. Bản Việt dịch của HT Thích Trí Quang.
Mục Lục
- Khai Kinh
- Kinh
A1. Mở Đầu Sám Hối
B1. Lý Do Sám Hối
B2. Căn Bản Sám Hối
B3. Những Điều Sám Hối
B4. Phương Tiện Sám Hối
B5. Nghĩ Nhớ Tam Bảo Để Sám Hối
B6. Cảnh Giác Vô Thường Và Khổ Báo Để Sám Hối
B7. Cảnh Giác Tội Lỗi Để Sám Hối
A2. Sám Hối Phiền Não
B1. Sám Hối Căn Bản Của Phiền Não
B2. Sám Hối Tính Chất Qua Danh Nghĩa Của Phiền Não
B3. Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não
B4. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não
B5. Giá Trị Của Sự Sám Hối
B6. Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối
B7. Lặp Lại Cảnh Giác Để Sám Hối
B8. Sám Hối Những Phiền Não Nặng Nhất
B9 Sám Hối Những Phiền Não Nặng Và Sâu
B10. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Những Phiền Não Trên
B11. Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối
B12. Sám Hối Sự Chướng Ngại Của Phiền Não
B13. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên
A3. Sám Hối Ác Nghiệp
B1. Giải Tọa Nghi Hoặc Bằng Cách Phân Loại Về Nghiệp
B2. Sám Hối Tổng Quát Về Ác Nghiệp
B3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên
B4. Sám Hối Riêng Biệt Về Ác Nghiệp
C1. Sám Hối 3 Ác Nghiệp Của Thân
D1. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh
Đ1. Lời Nói Đầu (Lý Do Sám Hối Sát Sinh Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này)
Đ2. Nguyên Nhân Và Phương Tiện Của Ác Nghiệp Sát Sinh
Đ3. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh
Đ4. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên
D2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp
Đ1. Lời Nói Đầu (Định Nghĩa Trộm Cướp Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này)
Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp
Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên
D3. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục
Đ1. Lời Nói Đầu (Nỗi Khổ Của Ái Dục Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Dâm Dục)
Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục
Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên
C2. Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng
D1. Lời Nói Đầu (Khổ Báo Ác Nghiệp Của Miệng)
D2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thô Ác
D3. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá
Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Nặng
Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Lớn
D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thêu Dệt
D5. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Hai Lưỡi
D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng
C3. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn
D1. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn
D2. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Này
C4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo
D1. Lời Nói Đầu (Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối)
D2. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Phật Bảo
D3. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Pháp Bảo
Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Vô Ý
Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Cố Ý
D4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tăng Bảo
D5. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Cả Tam Bảo
D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo
C5. Sám Hối Ác Nghiệp Phức Tạp
D1. Lời Nói Đầu (Tàm Quí Để Sám Hối)
D2. Sám Hối Ác Nghiệp Mê Tín
D3. Sám Hối Ác Nghiệp Ngạo Ngược
D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nhậu Nhẹt
D5. Sám Hối Ác Nghiệp Tự Thị
D6. Sám Hối Ác Nghiệp Buôn Lường
D7. Sám Hối Ác Nghiệp Tàn Nhẫn
D8. Sám Hối Ác Nghiệp Phóng Túng
D9. Sám Hối Tổng Quát Về Các Ác Nghiệp
D10. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên
A4. Sám Hối Khổ Báo
B1. Lời Nói Đầu
C1. Quả Báo Khó Tránh Nhưng Sám Hối Trừ Được
C2. Cảnh Giác Sự Chết Và Khổ Báo
C3. Cảnh Giác Vô Thường
C4. Cảnh Giác Luân Hồi Khổ Báo
B2. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục
C1. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục A Tì
C2. Sám Hối Khổ Báo Các Địa Ngục Khác
C3. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục
B3. Sám Hối Khổ Báo 3 Ác Đạo Khác
C1. Lời Nói Đầu (Cảnh Giác Kẻ Chỉ Lo Hiện Tại Mà Không Biết Lo Tương Lai)
C2. Sám Hối Khổ Báo Súc Sinh
C3. Sám Hối Khổ Báo Ngạ Quỉ
C4. Sám Hối Khổ Báo Quỉ Thần
C5. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Khổ Báo Của 3 Ác Đạo
B4. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian
C1. Lời Nói Đầu (Mọi Sự Trái Ý Đều Là Dư Báo)
C2. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian
A5. Phát Nguyện Hồi Hướng
B1. Tổng Kết Hồi Hướng
B2. Phát Nguyện Đặc Biệt
B3. Phát Nguyện Đồng Nhất
III. Hồi Hướng
Lời Ghi
Dịch sách này tôi cố dùng câu 4 chữ là để dễ tụng. Dẫu rằng như thế có chỗ hơi thừa, có chỗ hơi thiếu, có chỗ phải vụng.
Trí Quang
Tiểu Dẫn
Thủy sám là tên tắt, do chính tác giả dùng trong văn. Tên tắt này gọi đủ là Từ bi thủy sám pháp. Sám pháp, gọi tắt là sám, nghĩa là phương pháp sám hối. Phương pháp này mệnh danh Từ bi thủy, gọi tắt là thủy, nghĩa là nước từ bi. Tại sao mệnh danh như vậy thì bài Tựa có nói rõ.
So với bản in thứ nhất, và thứ nhì, bản in thứ ba này chỉ để phần dịch nghĩa, bỏ phần dịch âm.
Nguyên văn Thủy sám, mà bản in thứ hai đối chiếu để chữa, nằm trong Đại tạng kinh, quyển 45, các trang 967-978, mang số hiệu 1910.
Thủy sám có 2 bản chú thích xưa, vào đời Thanh của Trung hoa, và 1 bản mới. 2 bản xưa, 1 của ngài Trí chứng, 1 của ngài Tây tôn. Cả 2 cùng nằm trong Tục tạng kinh, sách 129, liên tiếp từ tờ 145 đến tờ 263. Còn bản mới là của ngài Đế nhàn, nằm trong Đế nhàn đại sư di tập, trọn tập 10. Trong 3 bản chú thích này, bản trước nhất của ngài Trí chứng, cẩn trọng hơn cả. Sự sửa chữa trong bản in thứ hai đã tham chiếu tất cả tài liệu trên đây.
Ký hiệu dẫn dụng sẽ là, thí dụ: Chính 45/967, là trang 967, quyển 45 của Đại tạng kinh bản Đại chính; Vạn 129/145, là tờ 145, sách 129 của Tục tạng kinh bản chữ Vạn.
Thủy sám không nêu đại đề tiểu đề, nhưng trong lời văn lại có đủ và rõ. Nay tôi căn cứ lời văn ấy mà nêu đại đề tiểu đề cho dễ nhận. Khi tụng, chỉ tụng những chữ lớn. Mọi chữ nhỏ không tụng.
Bản chữa và in lần thứ 3 này là định bản về Thủy sám tôi dịch.
Tựa (1)
Thiết nghĩ, ngoài thánh điển kinh luật luận được phiên dịch mà có, những tác phẩm của các ngài tiếp theo sau đó thì không thứ nào được viết ra mà không có chỗ sở cảm. Điều đó, nếu nhất nhất nêu lên thì khó mà ghi lại cho hết. Nhưng, ngay như bản linh văn này mà mệnh danh Thủy sám, là vì nguyên do mà tôi xin kể lại sau đây.
Xưa kia, đời Đường, triều vua Ý tông, có ngài Ngộ đạt quốc sư, pháp danh Tri huyền. Khi chưa là quốc sư, tại kinh đô, tình cờ ngài gặp một tăng nhân, nhưng quên hỏi chỗ ở của vị này. Vị này bị bịnh ca ma la (2) . Ai cũng gớm, chỉ ngài Tri huyền gần gũi, luôn luôn thăm hỏi săn sóc, chưa bao giờ có một vẻ ghê chán. Vì vậy, khi chia tay, vị ấy cảm cái nghĩa và tác phong của ngài, dặn rằng, sau này ngài sẽ bị nạn, lúc đó hãy tìm nhau tại núi Trà lũng (3) ở Bành thành, thuộc Tây Thục, chỗ có hai cây tùng làm dấu.
Sau đó, ngài Ngộ đạt đến chùa An quốc, đạo đức rực rỡ. Ý tông thân hành đến pháp tịch của ngài, ban pháp tọa bằng gỗ trầm hương và cung phụng rất hậu. Nhưng cũng từ đó, đầu gối của ngài tự nhiên mọc cái mụt “mặt người”, mắt mày răng miệng đủ cả, thỉnh thoảng đút cho đồ ăn thức uống thì cũng há miệng nuốt như người vậy. Danh y mời đủ cả mà ai cũng bó tay.
Ngài nhớ lại lời dặn của vị tăng nhân ở chung ngày trước, nên vào núi tìm. Nhằm lúc trời đã chiều tối, ngài bàng hoàng nhìn khắp bốn phía, thấy hai cây tùng ở trong chỗ mây khói. Tin lời ước hẹn là đúng, ngài bước ngay đến chỗ ấy. Thì là lầu cao, điện lớn, ánh sáng vàng và ngọc giao xen với nhau. Vị tăng nhân đã đứng đầu cửa, đón tiếp niềm nở, và mời ngài ngủ lại. Ngài đem cái khổ của mình nói với tăng nhân thì vị này bảo không hại gì, dưới núi này có một con suối, sáng ngày xuống rửa là khỏi.
Sáng sớm, đạo đồng dẫn ngài xuống suối, mới vốc nước, mụt ghẻ mặt người đã kêu lớn lên, khoan rửa đã, ngài là kẻ biết nhiều, hiểu rộng, đọc hết cổ kim, vậy mà ngài đã đọc cái chuyện Viên Án với Triệu Thố trong Tây Hán thư chưa? Đọc rồi, ngài Ngộ đạt trả lời. Cái mụt lại bảo, đọc rồi mà ngài không biết Viên Án đã giết Triệu Thố sao? Ngài là Viên Án, còn Triệu Thố là tôi đây. Triệu Thố bị chém ngang lưng ở chợ phía đông, oan khốc đến mức nào. Nên bao đời tôi đã tìm cách báo ngài. Nhưng ngài mười đời đều làm cao tăng, giới luật nghiêm tịnh, sự báo oán của tôi không có cơ hội. Nay ngài hưởng sự đãi ngộ của vua chúa quáxa xỉ, lòng danh lợi mống lên, cái đức có phần thương tổn, tôi mới hại ngài được. Ngày nay, mong ơn tôn giả Ca nặc rửa cho tôi bằng nước “từ bi tam muội”, từ nay sắp đi, tôi không còn là kẻ oan gia của ngài nữa.
Ngộ đạt quốc sư nghe mà cơ hồ hồn phách thoát khỏi cơ thể, luôn tay vốc nước mà rửa, đau thấu xương tủy, ngất đi hồi lâu mới tỉnh. Coi lại thì mụt ghẻ mặt người đã không còn nữa. Ngộ đạt quốc sư mới biết các vị hiền thánh xen lẫn dấu vết trong dân gian là điều mà người phàm khó lường biết nổi. Muốn trở lại chiêm bái, nhưng ngoái nhìn thì tự viện đã không còn. Vì vậy, Ngộ đạt quốc sư mới dựng thảo am ngay nơi chỗ ấy, và sau này thành một tự viện. Tống triều ta đây, niên hiệu Chí đạo, sắc tứ là Chí đức thiền tự, có vị cao tăng tên Tín, húy Cổ, viết bài ký sự ghi lại việc này rất rõ.
Ngộ đạt quốc sư, lúc ấy, cảm kích sự kỳ lạ của Ca nặc tôn giả, thấm thía rằng oan trái nhiều kiếp phi gặp thánh nhân không làm sao cởi mở cho được. Nhân đó mà thuật lời thánh giáo, viết ra sám văn này, để hôm sớm lễ bái trì tụng, và sau đó đã phổ biến khắp cả nhân gian. Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám, là Ngộ đạt quốc sư cảm sự kỳ lạ của Ca nặc tôn giả, nên chính xác cái tên và nêu lên cái nghĩa như thế để báo đáp ơn ngài. Nay kể rõ sự thật từ ngày xưa, nêu cao cống hiến của người trước, là mong những kẻ sau này, hoặc lễ bái hoặc trì tụng, hễ dở sám văn ra là đã biết sự tích người xưa vốn có lý do, và nhân quả nhiều đời vẫn không khuất mờ.
Từ Bi Thủy Sám Pháp thuộc tập T45,
Kinh số 1910 (Bộ Chư Tông) gồm 3 cuốn.
Bản Việt dịch của HT Thích Trí Quang.