Home » Kinh Phật Danh số 441 » Số 441 Kinh Phật Danh Quyển 01

Số 441 Kinh Phật Danh Quyển 01

SỐ 441
KINH PHẬT DANH
Hán dịch: Khuyết danh.
QUYỂN 1

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Ðức Phật cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người ở tại khu vườn Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc thành Xá-bà-đề. Lúc ấy, bốn chúng và cả Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và chẳng phải người… đều vây quanh Ðức Phật.

Bấy giờ, Ðức Thế Tôn bảo các đại chúng:
– Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ giảng nói về danh hiệu của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai cho các ông. Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng danh hiệu của chư Phật thì người đó ở đời hiện tại được an ổn, xa lìa mọi hoạn nạn và diệt trừ được những tội lỗi; đến đời vị lai sẽ đạt được quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nếu người nào muốn diệt trừ những tội lỗi, nên tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới, quỳ gối và chắp tay đọc:

Nam-mô Ðông phương A-súc Phật. Nam-mô Bát Thập Lục Sơ Nguyên Thành Vương Phật. Nam-mô Hỏa Quang Phật. Nam-mô Linh Mục Phật. Nam-mô Vô Úy Phật. Nam-mô Bất Khả Tư Nghì Phật. Nam-mô Ðăng Vương Phật. Nam-mô Phóng Quang Phật. Nam-mô Quang Minh Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Ðại Thắng Phật. Nam-mô Thành Tựu Ðại Sư Phật. Nam-mô Bảo Kiến Phật. Nam-mô Kiên Vương Hoa Phật. Nam-mô Ðại Từ Cứu Khổ Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Ðông.
Nam-mô Nam phương Phổ Mãn Phật. Nam-mô Uy Vương Phật. Nam-mô Trụ Trì Tật Hành Phật. Nam-mô Hiệt Tuệ Phật. Nam-mô Xưng Thanh Phật. Nam-mô Bất Yểm Kiến Thân Phật. Nam-mô Sư Tử Thanh Phật. Nam-mô Bất Không Kiến Phật. Nam-mô Khởi Hạnh Phật. Nam-mô Nhất Thiết Hạnh Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Ðại Sơn Vương Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Nam.
Nam-mô Tây phương Vô Lượng Thọ Phật. Nam-mô Sư Tử Phật. Nam-mô Hương Tích Vương Phật. Nam-mô Hương Thủ Phật. Nam-mô Tần Tấn Phật. Nam-mô Hư Không Tạng Phật. Nam-mô Bảo Tràng Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Nhãn Phật. Nam-mô Lạc Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Bảo Sơn Phật. Nam-mô Quang Vương Phật. Nam-mô Nguyệt Xuất Quang Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Tây.
Nam-mô Bắc phương Nan Thắng Phật. Nam-mô Nguyệt Quang Phật. Nam-mô Chiên-đàn Phật. Nam-mô Tự Tại Phật. Nam-mô Kim Sắc Vương Phật. Nam-mô Nguyệt Sắc Chiên-đàn Phật. Nam-mô Phổ Nhãn Kiến Phật. Nam-mô Phổ Chiếu Nhãn Kiến Phật. Nam-mô Luân Thủ Phật. Nam-mô Vô Cấu Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Bắc.
Nam-mô Ðông nam phương Trị Ðịa Phật. Nam-mô Tự Tại Phật. Nam-mô Pháp Tự Tại Phật. Nam-mô Pháp Tuệ Phật. Nam-mô Pháp Tư Phật. Nam-mô Thường Pháp Tuệ Phật. Nam-mô Thường Lạc Phật. Nam-mô Thiện Tư Duy Phật. Nam-mô Thiện Trụ Phật. Nam-mô Thiên Tý Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Ðông nam.
Nam-mô Tây nam phương Na-la-diên Phật. Nam-mô Long Vương Ðức Phật. Nam-mô Bảo Thanh Phật. Nam-mô Ðịa Tự Tại Phật. Nam-mô Nhân Vương Phật. Nam-mô Diệu Thanh Phật. Nam-mô Hiệt Tuệ Phật. Nam-mô Diệu Hương Hoa Phật. Nam-mô Thiên Vương Phật. Nam-mô Thường Thanh Tịnh Nhãn Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Tây nam.
Nam-mô Tây bắc phương Nguyệt Quang Diện Phật. Nam-mô Nguyệt Quang Phật. Nam-mô Nguyệt Tràng Phật. Nam-mô Dũng Mãnh Phật. Nam-mô Nhật Quang Diện Phật. Nam-mô Vô Nhật Tạng Phật. Nam-mô Nhật Quang Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Hoa Thân Phật. Nam-mô Ba-đầu-ma Tạng Phật. Nam-mô Ba-đầu-ma Tu Phật. Nam-mô Sư Tử Thanh Vương Phật. Nam-mô Thiện Trụ Tâm Ý Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Tây bắc.
Nam-mô Ðông bắc phương Tịch Chư Căn Phật. Nam-mô Tịch Diệt Phật. Nam-mô Ðại Tướng Phật. Nam-mô Tịnh Thắng Phật. Nam-mô Tịnh Diệu Thanh Phật. Nam-mô Tịnh Thiên Cung Dưỡng Phật. Nam-mô Thiện Hóa Phật. Nam-mô Hóa Phật. Nam-mô Thiện Ý Phật. Nam-mô Thiện Ý Trụ Trì Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Ðông bắc.
Nam-mô Hạ phương Thật Hành Phật. Nam-mô Tật Hạnh Phật. Nam-mô Hiệt Tuệ Phật. Nam-mô Kiên Cố Vương Phật. Nam-mô Kim Cang Tế Phật. Nam-mô Sư Tử Phật. Nam-mô Tần Tấn Phật. Nam-mô Như Thật Trụ Phật. Nam-mô Thành Công Ðức Phật. Nam-mô Công Ðức Ðắc Phật. Nam-mô Thiện An Lạc Phật. Nam-mô Thiên Kim Cang Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở phương Dưới.
Nam-mô Thượng phương Vô lượng Thắng Phật. Nam-mô Vân Vương Phật. Nam-mô Vân Công Ðức Phật. Nam-mô Vô Lượng Xưng Danh Phật. Nam-mô Văn Thân Vương Phật. Nam-mô Ðại Công Ðức Phật. Nam-mô Ðại Tu-di Phật. Nam-mô Hàng Phục Ma Vương Phật…

Quy mạng vô lương, vô biên chư Phật như vậy ở phương Trên.
Nam-mô vị lai Phổ Hiền Phật. Nam-mô Di-lặc Phật. Nam-mô Quan Thế Âm Tự Tại Phật. Nam-mô Ðắc Ðại Thế Chí Phật. Nam-mô Hư Không Tạng Phật. Nam-mô Vô Cấu Xưng Phật. Nam-mô Thành Tựu Nghĩa Phật. Nam-mô Thật Thanh Phật. Nam-mô Ðại Hải Phật. Nam-mô Vô Tận Ý Phật. Nam-mô Vô Tận Tạng Phật…

Quy mạng vô lượng, vô biên chư Phật như vậy ở thời vị lai.
Này thiện nam! Nếu người nào thọ trì, đọc tụng các danh hiệu của chư Phật như thế, thì đời hiện tại được an ổn, xa lìa các hoạn nạn và tiêu trừ mọi tội lỗi, vị lai hoàn toàn thành tựu Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Nam-mô Vô Cấu Quang Phật. Nam-mô Lạc Thuyết Trang Nghiêm Tư Duy Phật. Nam-mô Vô Cấu Nghuyệt Tràng Xưng Phật. Nam-mô Hoa Quang Phật. Nam-mô Ðại Quang Phật. Nam-mô Bảo Thượng Phật. Nam-mô Vô Úy Quán Phật. Nam-mô Viễn Ly Chư Úy Kinh Bố Phật. Nam-mô Sư Tử Tần Tấn Lực Phật. Nam-mô Quang Minh Vương Phật.

Thiện nam, thiện nữ nào trong mười ngày đọc tụng và nghĩ về danh hiệu Phật như thế chắc chắn xa lìa tất cả nghiệp chướng.

Nam-mô Nhất thiết đồng danh vị sở Phật. Nam-mô Nhật Long Tần Tấn Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Long Tần Tấn Phật. Nam-mô Lục thập Công Ðức Bảo Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Công Ðức Bảo Phật. Nam-mô Lục thập nhị Tỳ-lưu-la Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tỳ-lưu-la Phật. Nam-mô Bát vạn tứ thiên danh Tự Tại Tràng Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tự Tại Tràng Phật. Nam-mô Tam bách Ðại Tràng Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ðại Tràng Phật. Nam-mô Ngũ bách Tịnh Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tịnh Thanh Vương Phật. Nam-mô Ngũ bách Ba-đầu-ma Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ba-đầu-ma Vương Phật. Nam-mô Ngũ bách Nhật Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Thanh Phật. Nam-mô Ngũ bách Lạc Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Lạc Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Ngũ bách Nhật Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Phật. Nam-mô Ngũ bách Phổ Quang Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Phổ Quang Phật. Nam-mô Ngũ bách Ba-đầu-ma Thượng Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ba-đầu-ma Thượng Vương Phật. Nam-mô Thất bách Pháp Quang Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Pháp Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Thiên Pháp Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Pháp Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Thiên bát bách Xưng Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Xưng Thanh Vương Phật. Nam-mô Tam vạn Tán Hoa Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tán Hoa Phật. Nam-mô Tam vạn tam bách Xưng Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Xưng Thanh Vương Phật. Nam-mô Bát vạn tứ thiên A-nan-đà Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh A-nan-đà Phật. Nam-mô Thiên bát bách Tịch Diệt Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tịch Diệt Phật. Nam-mô Ngũ bách Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Ngũ bách Nhật Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Thanh Phật. Nam-mô Ngũ bách Uy Ðức Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Uy Ðức Phật. Nam-mô Ngũ bách Thượng Uy Ðức Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thượng Uy Ðức Phật. Nam-mô Ngũ bách Nhật Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Vương Phật. Nam-mô Thiên Vân Lôi Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Vân Lôi Thanh Vương Phật. Nam-mô Thiên Nhật Xí Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Xí Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Thiên Ly Cấu Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ly Cấu Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Thiên Thế Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thế Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Thiên Công Ðức Cái Tràng An Ẩn Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Công Ðức Cái Tràng An Ẩn Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Thiên Diêm-phù-đàn Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Diêm-phù-đàn Phật. Nam-mô Thiên Vô Cầu Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Vô Cấu Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất vạn bát thiên Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Thiên Viễn Ly Chư Bố Thanh Tự Tại Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Viễn Ly Chư Bố Thanh Tự Tại Phật. Nam-mô Nhị thiên Câu Lân Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Câu-lân Phật. Nam-mô Nhị thiên Bảo Tràng Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Bảo Tràng Phật. Nam-mô Bát thiên Kiên Tinh Tấn Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Kiên Tinh Tấn Phật. Nam-mô Bát thiên Uy Ðức Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Uy Ðức Phật. Nam-mô Bát thiên Nhiên Ðăng Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhiên Ðăng Phật. Nam-mô Thập thiên Ca-diếp Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ca-diếp Phật. Nam-mô Thập thiên Thanh Tịnh Diên Liên Hoa Hương Tích Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thanh Tịnh Diên Liên Hoa Hương Tích Phật. Nam-mô Thập thiên Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Thập thiên Tinh Tú Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tinh Tú Phật. Nam-mô Nhất vạn bát thiên Sa-la Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Sa-la Vương Phật. Nam-mô Nhất vạn bát thiên Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất vạn bát thiên Phổ Hộ Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Phổ Hộ Phật. Nam-mô Tứ vạn Nguyện Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nguyện Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Tam thiên Tỳ-lô-giá-na Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Tỳ-lô-giá-na Phật. Nam-mô Tam thiên Phóng Quang Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Phóng Quang Phật. Nam-mô Tam thiên Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Tam vạn nhật nguyệt Thái Bạch Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thái Bạch Phật. Nam-mô Lục vạn Ba-đầu-ma Thượng Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ba-đầu-ma Thượng Vương Phật. Nam-mô Năng Linh Chúng Sinh Ly Chư Kiến Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Năng Linh Chúng Sinh Ly Chư Kiến Phật. Nam-mô Lục thập bách thiên vạn Thành Tựu Nghĩa Kiến Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thành Tựu Nghĩa Kiến Phật. Nam-mô Vô lượng bách thiên vạn Danh Bất Khả Thắng Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Danh Bất Khả Thắng Phật. Nam-mô Nhị ức Câu-lân Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Câu-lân Phật. Nam-mô Tam ức Phất-sa Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Phất-sa Phật. Nam-mô Lục thập ức Ðại Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Ðại Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Bát thập ức Thật Thể Pháp Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thật Thể Pháp Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Lục thập ức Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Sa-la Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Bát thập ức Thật Thể Pháp Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thật Thể Pháp Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Thập bát ức Nhật Nguyệt Ðăng Minh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Nguyệt Ðăng Minh Phật. Nam-mô Bách ức Quyết Ðịnh Quang Minh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Quyết Ðịnh Quang Minh Phật. Nam-mô Nhị thập ức Nhật Nguyệt Ðăng Minh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Nhật Nguyệt Ðăng Minh Phật. Nam-mô Nhị thập ức Diệu Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Diệu Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhị thập bách ức Vân Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Vân Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Tam thập ức Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Nhị thập ức thiên Bố Úy Thanh Vương Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Bố Úy Thanh Vương Phật. Nam-mô Tứ thập ức na-do-tha Diệu Thanh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Diệu Thanh Phật. Nam-mô Ức thiên Lạc Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Lạc Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Ức na-do-tha bách thiên Giác Hoa Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Giác Hoa Phật. Nam-mô Lục thập tần-ba-la Viễn Ly Chư Bố Úy Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Viễn Ly Chư Bố Úy Phật. Nam-mô Tu-di sơn vi trần số nhất thiết Công Ðức Sơn Vương Thắng Danh Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Công Ðức Sơn Vương Thắng Danh Phật. Nam-mô Thiên Phật quốc đô bất khả thuyết ức na-do-tha vi trần số Phổ Hiền Phật. Nam-mô Nhất thiết đồng danh Phổ Hiền Phật. Nam-mô Quá khứ vị lai hiện tại chư Phật. Nam-mô Chiên-đàn Viễn Ly Chư Phiền Não Tụng Phật. Nam-mô Công Ðức Tần Tấn Phật. Nam-mô Thắng Tần Tấn Phật. Nam-mô Tu Tịch Tịch Phật. Nam-mô Thượng Tịch Tịnh Phật. Nam-mô Trụ Hư Không Phật. Nam-mô Hàng Phục Chư Ma Oán Phật. Nam-mô Bách Báo Phật. Nam-mô Nan Thắng Quang Phật. Nam-mô Tự Tại Tác Phật. Nam-mô Nhật Tác Phật. Nam-mô Vô Cấu Quang Phật. Nam-mô Tự Tại Quán Phật. Nam-mô Kim Quang Minh Sư Tử Tần Tấn Phật. Nam-mô Vô Cấu Uy Ðức Phật. Nam-mô Quán Tự Tại Phật. Nam-mô Kim Minh Sư Tử Tần Tấn Phật. Nam-mô Vô Lượng Quang Phật. Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Tịnh Khứ Phật. Nam-mô Tịch Tịnh Thượng Phật. Nam-mô Phổ Quang Minh Tích Thượng Công Ðức Vương Phật. Nam-mô Phổ Hiện Kiến Phật. Nam-mô Kim Cang Công Ðức Phật. Nam-mô Kim Quang Phổ Diệu Phật. Nam-mô Bất Ðộng Phật. Nam-mô Phổ Hiền Phật. Nam-mô Phổ Chiếu Phật. Nam-mô Bảo Pháp Thượng Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Vô Úy Vương Phật. Nam-mô Vô Cấu Quang Phật. Nam-mô Lạc Thuyết Trang Nghiêm Tư Duy Phật. Nam-mô Vô Cấu Nguyệt Tràng Xưng Phật. Nam-mô Câu-tô-ma Trang Nghiêm Quang Minh Tác Phật. Nam-mô Xuất Hỏa Phật. Nam-mô Bảo Thượng Phật. Nam-mô Vô Úy Quán Phật. Nam-mô Sư Tử Tần Tấn Lực Phật. Nam-mô Viễn Ly Bố Úy Mao Thụ Xưng Phật. Nam-mô Kim Cang Mâu-ni Phật. Nam-mô Ẩm Cam Lộ Phật. Nam-mô Kim Cang Quang Vương Phật. Nam-mô Thiện Kiến Phật. Nam-mô Thi-khí Phật. Nam-mô Tỳ-xá-phù Phật. Nam-mô Câu-lưu-tôn Phật. Nam-mô Nan Thắng Phật. Nam-mô A-súc Phật. Nam-mô Lô-xá-na Phật. Nam-mô A-di-đà Phật. Nam-mô Ni-di Phật. Nam-mô Quang Viêm Phật. Nam-mô Di-lưu Phật. Nam-mô Tự Tại Phật. Nam-mô Bảo Tinh Tấn Nguyệt Quang Trang Nghiêm Uy Ðức Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Viễn Ly Nhất Thiết Chư Úy Phiền Não Thượng Công Ðức Phật. Nam-mô Sơ Phát Tâm Niệm Ðoạn Nghi Phát Giải Thoát Ðoạn Phiền Não Phật. Nam-mô Ðoạn Chư Phiền Não Ám Tam-muội Thượng Vương Phật. Nam-mô Kim Cang Kiên Cường Tiêu Phục Hoại Tán Phật.

Nếu chúng sinh nào muốn cầu Phật đạo mà không nghe các danh hiệu Phật này, thì rốt cuộc không thành Phật. Nếu chúng sinh nào được nghe các danh hiệu Phật này thì được thành Phật, diệt trừ trọng tội vô gián ở địa ngục A-tỳ trong mười vạn ức kiếp.

Nam-mô Bảo Viêm Phật. Nam-mô Ðại Viêm Tích Phật. Nam-mô Chiên-đàn Phật. Nam-mô Thủ Thượng Vương Phật. Nam-mô Thiện Trụ Trí Tuệ Vương Vô Chướng Phật. Nam-mô Hỏa Quang Tuệ Diệt Hôn Ám Phật. Nam-mô Tượng Tăng Thượng Phật. Nam-mô Tiệt Kim Cang Phật. Nam-mô Thiên Vương Phật. Nam-mô Nhất Thiết Nghĩa Thượng Vương Phật. Nam-mô Tam-muội Dụ Phật. Nam-mô Niệm Vương Phật. Nam-mô Quang Minh Quán Phật. Nam-mô Nhất Thiết Sở Y Vương Phật. Nam-mô Thiện Hộ Tràng Vương Phật. Nam-mô Phát Thú Tốc Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Bảo Diễm Phật. Nam-mô Tích Ðại Diễm Phật. Nam-mô Chiên-đàn Hương Phật. Nam-mô Thủ Thượng Vương Phật. Nam-mô Bảo Thượng Phật. Nam-mô Thiện Trụ Tuệ Vương Vô Chướng Phật. Nam-mô Ðại Trí Ý Phật. Nam-mô Bảo Tạng Phật. Nam-mô Phóng Diễm Phật. Nam-mô Ca-diếp Phật. Nam-mô Ða-la Trụ Phật. Nam-mô Trí Lai Phật. Nam-mô Năng Thánh Phật. Nam-mô Quá Nhất Thiết Não Ưu Vương Phật. Nam-mô Nhất Thiết Công Ðức Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Thành Tựu Nhất Thiết Nghĩa Phật. Nam-mô Vô Úy Vương Phật. Nam-mô Nhất Thiết Chúng Sinh Ðạo Sư Phật. Nam-mô Tát-bà-tỳ-phù Phật. Nam-mô Bất Ðộng Quang Quán Tự Tại Vô Lượng Mạng Ni-di Bảo Diễm Di-lưu Kim Cang Phật. Nam-mô Hỏa Tần Tấn Thông Phật. Nam-mô Thiện Tịch Tuệ Nguyệt Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Nguyệt Luân Phật. Nam-mô Trụ A-tăng-kỳ Tinh Tấn Công Ðức Phật. Nam-mô Vô Tận Ý Phật. Nam-mô Bảo Tràng Phật. Nam-mô Quang Minh Vô Cấu Tạng Phật. Nam-mô Hỏa Tần Tấn Thông Phật. Nam-mô Vân Phổ Hộ Phật. Nam-mô Sư Tử Tần Tấn Thông Phật. Nam-mô Di-lưu Thượng Vương Phật. Nam-mô Trí Tuệ Lai Phật. Nam-mô Hộ Diệu Pháp Tràng Phật. Nam-mô Kim Quang Minh Sư Tử Tần Tấn Vưong Phật. Nam-mô Phổ Chiếu Tích Thượng Công Ðức Vương Phật. Nam-mô Thiện Trụ Công Ðức Như Ý Tích Vương Phật. Nam-mô Phổ Hiện Phật. Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Vô Lượng Quang Phật. Nam-mô Phóng Diễm Phật.

Kính lễ Xá-lợi, ảnh tượng và tháp.
Tiếp theo, đảnh lễ mười hai bộ loại Tôn kinh Ðại Tạng Pháp Luân. Trong cõi Diêm-phù tổng số kinh là tám vạn bốn ngàn quyển:

Nam-mô Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Nam-mô Ðại Bát-niết-bàn kinh. Nam-mô Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh. Nam-mô Ðại Phương Ðẳng Ðại Tập kinh. Nam-mô Ðại Phương Ðẳng Nhật Tạng kinh. Nam-mô Ðại Phương Ðẳng Nguyệt Tạng kinh. Nam-mô Ðại Uy Ðức Ðà-la-ni kinh. Nam-mô Pháp Cự Ðà-la-ni kinh. Nam-mô Bồ-tát Anh Lạc kinh. Nam-mô Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội kinh. Nam-mô Phật Danh kinh. Nam-mô Nguyệt Ðăng Tam-muội kinh. Nam-mô Hiền Kiếp kinh. Nam-mô Hoa Thủ kinh. Nam-mô Thập Trụ Ðoạn Kết kinh. Nam-mô Ðại Quán Ðảnh kinh. Nam-mô Quán Phật Tam-muội kinh. Nam-mô Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh kinh. Nam-mô Thắng Thiên Vương Bát-nhã Ba-la-mật kinh. Nam-mô Kim Quang Minh kinh. Nam-mô Bảo Vân kinh. Nam-mô Pháp Tập kinh. Nam-mô Bồ-tát Xử Thai kinh. Nam-mô Ðại Bi kinh. Nam-mô Thâm Mật Giải Thoát kinh. Nam-mô Ðại Tập Hiền Hộ Bồ-tát kinh. Nam-mô Ðại Phương Ðẳng Vô Tướng kinh. Nam-mô Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ kinh. Nam-mô Ðại Phương Ðẳng Bà-la-ni kinh. Nam-mô Hải Long Vương kinh. Nam-mô Ương-quật-ma-la kinh. Nam-mô Vô Sở Hữu Bồ-tát kinh. Nam-mô Tăng-già-tra kinh. Nam-mô Quán Sát Chư Pháp kinh. Nam-mô Xưng Dương Chư Phật Công Ðức kinh. Nam-mô Ðẳng Mục Bồ-tát Sở Vấn Tam-muội kinh. Nam-mô Bồ-tát Tạng kinh. Nam-mô Lực Trang Nghiêm Tam-muội kinh. Nam-mô Minh Ðộ Ngũ Thập Giảo Kế kinh. Nam-mô Tu Chân Thiên Tử kinh. Nam-mô Bồ-tát Anh Lạc Bản Nghiệp kinh. Nam-mô Hộ Quốc Bồ-tát kinh. Nam-mô Siêu Nhật Minh Tam-muội kinh. Nam-mô Nguyệt Thượng Nữ kinh. Nam-mô Trung Ấm kinh. Nam-mô Tu-di Tạng kinh. Nam-mô Phật Hoa Nghiêm Nhập Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới kinh. Nam-mô Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội kinh. Nam-mô Ðại Pháp Cổ kinh. Nam-mô Chư Phật Yếu Tập kinh.

Kính lễ các Ðại Bồ-tát trong mười phương:
Nam-mô Phổ Hiền Bồ-tát. Nam-mô Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát. Nam-mô Vô Cấu Xưng Bồ-tát. Nam-mô Ðịa Tạng Bồ-tát. Nam-mô Hư Không Tạng Bồ-tát. Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Nam-mô Ðại Thế Chí Bồ-tát. Nam-mô Hương Tượng Bồ-tát. Nam-mô Ðại Hương Tượng Bồ-tát. Nam-mô Dược Vương Bồ-tát. Nam-mô Dược Thượng Bồ-tát. Nam-mô Kim Cang Tạng Bồ-tát. Nam-mô Giải Thoát Nguyệt Bồ-tát. Nam-mô Di-lặc Bồ-tát. Nam-mô Châu Phát Bồ-tát. Nam-mô Tần Tấn Bồ-tát. Nam-mô Vô Sở Phát Bồ-tát. Nam-mô Ðà-la-ni Tự Tại Vương Bồ-tát. Nam-mô Vô Tận Ý Bồ-tát. Nam-mô Kiên Ý Bồ-tát. Nam-mô Ðông phương cửu thập ức bách thiên vạn đồng danh Phạm Thắng Bồ-tát. Nam-mô Nam phương cửu thập ức bách thiên vạn đồng danh Bất Lậu Ðà-la Bồ-tát. Nam-mô Tây phương cửu thập ức bách thiên vạn đồng danh Ðại Công Ðức Bồ-tát. Nam-mô Bắc phương cửu thập ức bách thiên vạn đồng danh Ðại Dược Vương Bồ-tát.

Xá-lợi-phất! Các ông nên kính lễ các Ðại Bồ-tát trong mười phương:
Nam-mô Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát. Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Nam-mô Ðại Thế Chí Bồ-tát. Nam-mô Phổ Hiền Bồ-tát. Nam-mô Long Thắng Bồ-tát. Nam-mô Long Ðức Bồ-tát. Nam-mô Thắng Thành Tựu Bồ-tát. Nam-mô Ba-đầu-ma Thắng Bồ-tát. Nam-mô Thành Tựu Hữu Bồ-tát. Nam-mô Trì Ðịa Bồ-tát. Nam-mô Bảo Chưởng Bồ-tát. Nam-mô Bảo Ấn Thủ Bồ-tát. Nam-mô Sư Tử Ý Bồ-tát. Nam-mô Thắng Tạng Bồ-tát. Nam-mô Hư Không Tạng Bồ-tát. Nam-mô Sư Tử Tần Tấn Hống Thanh Bồ-tát.

Quy mạng vô lượng, vô biên các Ðại Bồ-tát trong khắp mười phương thế giới như vậy.
Kính lễ Thanh văn, Duyên giác và tất cả Hiền thánh:

Nam-mô A-lợi-đa Bích-chi-phật. Nam-mô Bà-lô-đa Bích-chi-phật. Nam-mô Ða-già-lâu Bích-chi-phật. Nam-mô Xưng Bích-chi-phật. Nam-mô Kiến Bích-chi-phật. Nam-mô Ái Kiến Bích-chi-phật. Nam-mô Giác Bích-chi-phật. Nam-mô Càn-đà-la Bích-chi-phật. Nam-mô Vô Thê Bích-chi-phật. Nam-mô Lê-sa-bà Bích-chi-phật.

Quy mạng vô lượng, vô biên Bích-chi-phật như thế.

Ðảnh lễ Tam bảo xong tiếp theo sám hối. Phàm muốn sám hối, trước hết cần phải kính lễ Tam bảo. Vì sao? Vì Tam bảo là bạn tốt, là ruộng phước của tất cả chúng sinh. Nên ai quy hướng Tam bảo thì diệt được vô lượng tội và tăng trưởng vô lượng phước, có thể khiến cho hành giả thoát khỏi khổ đau sinh tử, được vui giải thoát, vì thế chúng con:

Quy y hết thảy chư Phật cùng khắp thế giới hư không trong mười phương. Quy y hết thảy Tôn pháp cùng khắp thế giới hư không trong mười phương. Quy y hết thảy chư Ðại Bồ-tát cùng khắp thế giới hư không trong mười phương. Quy y hết thảy Thánh tăng cùng khắp thế giới hư không trong mười phương.

Sở dĩ ngày nay chúng con sám hối, vì từ vô thủy đến nay, chúng con ở trong quả vị phàm phu, dù cho sang hay hèn tội lỗi của mình nhiều vô số: hoặc nhân ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc từ sáu căn gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm suy nghĩ sai trái, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc sinh lòng đắm nhiễm. Như thế, cho đến làm tăng trưởng mười điều ác, tám vạn bốn ngàn phiền não. Những tội lỗi ấy tuy là vô lượng, nhưng không ngoài ba điều. Những gì là ba?

  1. Phiền não chướng.
  2. Nghiệp chướng.
  3. Quả báo chướng.

Ba pháp này làm chướng ngại Thánh đạo, ngăn trở việc tốt đẹp ở cõi trời, người. Cho nên trong kinh gọi là ba chướng. Vì thế, chư Phật, Bồ-tát chỉ dạy thực hiện những pháp phương tiện sám hối để diệt ba chướng ấy, thì sáu căn và mười điều ác, cho đến tám vạn bốn ngàn phiền não thảy đều thanh tịnh

Hôm nay, chúng con đem tâm thắng thượng này sám hối ba chướng. Muốn diệt được tội lỗi của ba chướng thì phải dùng những tâm gì?

Trước hết phải phát khởi bảy tâm làm phương tiện, sau đó mới diệt trừ được tội này:

  1. Tâm hổ thẹn.
  2. Tâm e sợ.
  3. Tâm nhàm chán xa lìa.
  4. Phát tâm Bồ-đề.
  5. Tâm oán thân bình đẳng.
  6. Nghĩ báo ân Phật.
  7. Quán tội tánh không.

Tâm hổ thẹn: Tự nghĩ: Ta với Ðức Thích-ca đồng là phàm phu, mà Ngài đã thành đạo cho đến nay trải qua số kiếp nhiều như số vi trần, còn chúng ta thì mãi say đắm sáu trần, trôi mãi trong dòng sinh tử chưa biết bao giờ ra khỏi. Như thế, thật đáng hổ thẹn trong thiên hạ.

Tâm e sợ: Ðã là phàm phu thì thân, khẩu, ý thường tương ưng với tội lỗi. Vì nguyên nhân ấy nên sau khi chết phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh chịu khổ vô cùng. Như thế thật là đáng kinh sợ!

Tâm nhàm chán xa lìa: Chúng ta phải cùng nhau quán sát trong dường sinh tử là vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, hư giả, như bọt ở trên mặt nước, mau khởi mau diệt, lưu chuyển qua lại như bánh xe quay, còn thêm sinh, già, bệnh, chết, tám khổ nung nấu không có lúc tạm ngừng. Chúng ta hãy tự quán chiếu ngay trong thân mình, từ đầu đến chân chỉ có ba mươi sáu thứ: Tóc, lông, móng, răng, ghèn, nước mắt, mũi, nước miếng, gàu, mồ hôi, đại tiện, tiểu tiện, ruột già, ruột non, lá lách, thận, tim, phổi, gan, mật, xương, mỡ chài, mỡ nước, óc, màng, gân, tủy… thường bài tiết ra ở chín lỗ. Vì thế trong kinh nói: Thân này là sự nhóm họp của những đau khổ, tất cả đều là vật bất tịnh. Những người có trí làm sao ưa thích tấm thân hôi thối này được. Trong vòng sinh tử đã có những pháp xấu ác như thế, thật đáng lo, đáng chán!

Phát tâm Bồ-đề: Trong kinh có dạy: “Nên thích thân Phật, vì thân Phật tức là Pháp thân. Pháp thân ấy do vô lượng công đức trí tuệ sinh ra, do sáu Ba-la-mật sinh ra, do Từ, Bi, Hỷ, Xả sinh ra, do ba mươi bảy pháp trợ Bồ-đề sinh ra. Do những công đức trí tuệ ấy sinh ra thân Như Lai. Người nào muốn được thân này nên phát tâm Bồ-đề, cầu Nhất thiết chủng trí, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, chứng quả Nhất thiết trí, làm thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, không tiếc thân mạng và tài sản.”

Tâm oán thân bình đẳng: Ðối với tất cả chúng sinh khởi tâm Từ bi, không có ý tưởng ta – người. Vì sao? Vì nếu thấy kẻ oán khác với người thân thì còn có sự phân biệt. Vì có sự phân biệt, nên mới có chấp trước, do có chấp trước mới sinh ra phiền não, vì phiền não nên mới tạo các nghiệp ác, do nghiệp ác nên mới chịu quả báo khổ.

Tâm nghĩ báo ân Phật: Từ vô lượng kiếp trước Như Lai đã vì chúng ta mà bỏ cả đầu, mắt, tủy, não, tay, chân, đất nước, vợ con, voi ngựa, bảy báu. Vì chúng ta Ngài tu các khổ hạnh. Ân đức ấy thật khó báo đền. Cho nên, trong kinh có dạy: “Dẫu cho đầu đội vai mang, trải qua số kiếp như hằng hà sa cũng không thể báo đền được. Chúng ta muốn đền đáp công đức của Như Lai trong đời này, phải dũng mãnh tinh tấn, gắng sức chịu mọi khổ đau, không tiếc thân mạng xây dựng Tam bảo, hoằng dương giáo pháp Ðại thừa, hóa độ chúng sinh, đồng đạt đến Chánh giác.

Tâm quán chiếu tánh của tội vốn rỗng không: Tội không thật tướng, từ nhân duyên sinh điên đảo mà có. Ðã từ nhân duyên sinh thì có thể từ nhân duyên mà diệt. Từ nhân duyên sinh tội lỗi là gần gũi bạn ác, tạo nghiệp mãi mãi. Từ nhân duyên diệt tội, tức là ngày nay tẩy sạch thân tâm sám hối. Cho nên trong kinh có dạy: “Tội tướng này không phải ở trong, không phải ở ngoài, không ở khoảng giữa. Nên biết tội này vốn không.”

Khởi bảy tâm như thế, rồi dùng duyên nghĩ đến chư Phật cùng Hiền thánh trong mười phương, cung kính chắp tay, trải lòng mình cầu khẩn, dốc hết tâm cang hổ thẹn sám hối. Sám hối như thế, thì tội nào không diệt, chướng nào không tiêu. Lại nếu cứ lần lữa biếng nhác, phóng túng, buông lung, thì theo tình tự mình chuốc đau khổ nào có ích lợi gì. Vả lại, mạng người vô thường như quay bó đuốc. Một khi hơi thở ra không trở lại thì thân này giống như cát bụi, khổ báo trong ba đường chính mình phải hứng chịu, không thể nhờ, tiền tài của cải mua chuộc để mong cầu thoát khỏi, ở mãi trong cảnh mịt mù không có kỳ hạn ra khỏi, tự mình chịu khổ không ai thay thế.

Ðừng cho rằng trong đời hiện tại ta không gây tội lỗi này, nên không cần cầu sám hối. Trong kinh có dạy: “Người phàm phu, mỗi khi dở chân cất bước là đã có tội.” Lại nữa, trong đời quá khứ đều đã gây tạo vô lượng nghiệp ác, nó truy đuổi hành giả như bóng theo hình.

Hôm nay nếu không sám hối thì tội ác càng ngày càng sâu. Cho nên, hễ che giấu tội lỗi, Ðức Phật cũng không chấp nhận, tỏ bày sám hối tội lỗi thì trước kia ngài Tịnh Danh còn yêu mến. Vì thế, nên biết chúng sinh bị chìm đắm mãi trong bể khổ là do che giấu tội lỗi. Vì vậy, ngày nay chúng con xin phát lồ sám hối, không dám che giấu.

Ba chướng: Một là phiền não. Hai là nghiệp chướng. Ba là quả báo. Ba pháp này làm nhân cho nhau, như do phiền não nên sinh khởi nghiệp ác, do nghiệp ác mà phải chịu quả báo. Vì thế, ngày nay chúng con xin hết lòng sám hối.

Trước hết, sám hối các nghiệp chướng phiền não:

Phiền não này, chư Phật, Bồ-tát đã thấu tỏ chân lý, Thánh nhân thì luôn luôn quở trách, cũng gọi phiền não này là oan gia. Vì sao? Vì nó có thể đoạn dứt tuệ mạng của chúng sinh; cũng gọi phiền não là giặc, vì cướp mất pháp thiện của chúng sinh; cũng gọi phiền não này là dòng sông chảy xiết có thể cuốn trôi chúng sinh vào biển khổ sinh tử; cũng gọi phiền não này là xiềng xích, có thể ràng buộc chúng sinh trong ngục tù sinh tử không khi nào ra khỏi; cũng gọi phiền não này như con trăn, vì ăn nuốt tự tánh chân như của chúng sinh. Cho nên, chúng sinh cứ quanh quẩn mãi trong sáu nẻo, bốn loài không dứt, gây nghiệp ác vô cùng, chịu quả khổ không ngớt. Thế mới biết đều do họa phiền não ấy. Do đó, ngày nay chúng con vận dụng tâm tăng thượng thiện quy y Phật:

  • Nam-mô Ðông phương Thiện Ðức Phật.
  • Nam-mô Nam phương Bảo Tướng Phật.
  • Nam-mô Tây phương Phổ Quang Phật.
  • Nam-mô Bắc phương Tướng Ðức Phật.
  • Nam-mô Ðông nam phương Võng Minh Phật.
  • Nam-mô Tây nam phương Thượng Trí Phật.
  • Nam-mô Tây bắc phương Hoa Ðức Phật.
  • Nam-mô Ðông bắc phương Minh Trí Phật.
  • Nam-mô Hạ phương Minh Ðức Phật.
  • Nam-mô Thượng phương Hương Tích Phật.

Quy mạng tất cả Tam bảo tận cùng thế giới hư không trong mười phương như thế!

Từ vô thủy đến nay, chúng con chịu quả báo trong sáu đường trời người, hễ có tâm thức này, thì thường ôm mối ngu hoặc, trói buộc khắp tâm can, hoặc nhân mầm ba độc tạo nên tất cả tội, hoặc nhân ba lậu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân ba khổ tạo nên tất cả tội. Những tội lỗi như thế là vô lượng, vô biên, não loạn tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay chúng con hổ thẹn quy mạng sám hối.

Lại nữa, từ vô thủy đến nay, chúng con do bốn thức trụ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn lưu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn thủ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn chấp tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn duyên tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn đại tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn phược tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn thực tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn sinh tạo nên tất cả tội. Những tội lỗi như thế là vô lượng, vô biên, não loạn tất cả chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay, chúng con hổ thẹn quy mạng sám hối.

Lại nữa, từ vô thủy đến nay, chúng con do năm trụ địa phiền não tạo nên tất cả tội, hoặc nhân năm thọ căn tạo nên tất cả tội, hoặc do năm cái tạo nên tất cả tội, hoặc do năm xan tạo nên tất cả tội, hoặc do năm kiến tạo nên tất cả tội, hoặc do năm tâm tạo nên tất cả tội.

Những tội lỗi như thế là vô lượng, vô biên, não loạn bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay chúng con phát lồ quy mạng sám hối.

Lại nữa, từ vô thủy đến nay, chúng con nhân sáu căn tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu thức tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu tưởng tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu thọ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu hành tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu ái tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu nghi tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế là vô lượng, vô biên, não loạn tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay chúng con hổ thẹn quy mạng sám hối.

Lại nữa, từ vô thủy đến nay, chúng con nhân bảy lậu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bảy sử tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tám đảo tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tám cấu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tám khổ tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế là vô lượng, vô biên, não loạn tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay, chúng con phát lồ quy mạng sám hối.

Lại nữa, từ vô thủy đến nay, chúng con hoặc nhân chín não tạo nên tất cả tội, hoặc nhân chín kết tạo nên tất cả tội, hoặc nhân chín thượng duyên tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười phiền não tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười triền tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười một biến sử tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười hai nhập tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười sáu tri kiến tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười tám giới tạo nên tất cả tội, hoặc nhân hai mươi lăm ngã tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu mươi hai kiến tạo nên tất cả tội, hoặc nhân kiến đế tư duy chín mươi tám sử, một trăm lẻ tám phiền não ngày đêm rực cháy, mở cửa các lậu tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế là vô lượng, vô biên, não loạn Hiền thánh cho đến bốn loài chúng sinh dẫy đầy trong ba cõi, tràn khắp sáu đường, không còn chỗ nào trốn tránh.

Ngày nay, chúng con chí thành cầu khẩn, hướng về mười phương chư Phật tôn pháp, Thánh chúng hổ thẹn phát lồ sám hối.

Chúng con nguyện nhờ công đức sám hối tất cả phiền não ba độc, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp được ba thứ trí tuệ, ba điều sáng tỏ, diệt được ba khổ, đầy đủ ba nguyện. Lại nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não về bốn thức…, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp được mở rộng bốn tâm bình đẳng, lập bốn tín nghiệp, diệt bốn đường ác, đắc bốn Vô úy. Nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não như năm cái…, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp vượt qua năm đường, lập được năm căn, làm tịnh năm nhãn, thành tựu năm phần. Nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não như sáu ái…, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp được đầy đủ sáu thần thông, sáu Ðộ, không bị sáu trần mê hoặc, thường thực hành sáu diệu hạnh.

Nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não như bảy lậu, tám cấu, chín kiết, mười triền…, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp được ngồi trên hoa bảy tịnh, được tắm trong nước tám giải thoát, đầy đủ chín trí đoạn, thành tựu hạnh mười địa. Nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não như mười một kiết sử, mười hai nhập, mười tám giới…, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp hiểu được mười một không, thường dùng làm thanh tịnh tâm, tự tại xoay chuyển mười hai hạnh luân, mười tám pháp bất cộng, đầy đủ tất cả vô lượng công đức.

Hợp ba quyển kinh tội báo ứng. Kinh này có hai mươi tám phẩm. Nay lược nói một phẩm để lưu hành.

Kinh Ðại Thừa Liên Hoa Bảo Ðạt Vấn Ðáp Báo Ứng Sa-môn

Bấy giờ, cây Bồ-đề ở nơi đạo tràng Ma-kiệt không phát ra ánh sáng nữa. Hoa của nó cứ tàn rụng xuống trước Ðức Phật. Tất cả đại chúng đều bàng hoàng nghi ngại. Họ cùng nhau bàn tán: “Hôm nay, vì sao hoa của cây Bồ-đề nơi đạo tràng rơi rụng?” Ðại chúng Bồ-tát đều sinh nghi hoặc, không được an ổn.
Lúc ấy, Bồ-tát Bảo Ðạt thưa Phật:
–Bạch Thế Tôn! Vì sao hoa của cây Bồ-đề đều rơi rụng? Ánh sáng của hoa ấy không như trước nữa. Tất cả đại chúng đều sinh nghi hoặc. Xin Ðức Thế Tôn giải thích cho chúng con, để các bậc Thượng tọa Ðại sĩ trong chúng này dứt dự nghi ngờ.
Bấy giờ, Ðức Thế Tôn từ Tam-muội phóng ra ánh sáng rực rỡ, những lỗ chân lông trên toàn thân phát ra ánh sáng, nói với Bồ-tát Bảo Ðạt:
–Các ông hãy lắng nghe kỹ, ta sẽ giảng nói cho các ông nguyên nhân tại sao hoa của cây Bồ-đề rơi rụng và mất đi ánh sáng. Vì có những vị Sa-môn làm ác, bị đọa vào chốn đau khổ, chịu vô số tội báo, cho nên hoa của cây Bồ-đề mất đi ánh sáng và rơi rụng.
Bảo Ðạt Bồ-tát thưa Phật:
–Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn nói cho chúng con chỗ chịu quả báo của những Sa-môn làm ác này.
Ðức Phật bảo Bồ-tát Bảo Ðạt:
–Ở phương Ðông, có núi lớn Thiết vi, nơi núi ấy có chỗ rất tối tăm, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng và ánh sáng của lửa không thể chiếu đến, gọi đó là địa ngục. Trong địa ngục ấy có những Sa-môn ác đang chịu những hình phạt như thế. Ông đi đến chỗ đó hỏi các tội nhân: “Vì nhân duyên gì ở trong chốn này? Tu những hạnh gì mà phải chịu những hình phạt như thế?”
Bồ-tát Bảo Ðạt thưa Ðức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Con không có thần thông làm sao đến đó được?
Xin Ðức Thế Tôn đại Từ bi chiếu cố ban thần thông, để chúng con được tận mắt trông thấy địa ngục A-tỳ ở phương Ðông.
Ðức Phật nói:
–Lành thay! Lành thay! Nay ông đến đó để thấy.
Bồ-tát Bảo Ðạt lễ Phật rồi ra đi như rồng bay lượn qua lại tự tại giữa hư không. Trong lúc ấy đại địa chấn động, ở giữa hư không mưa xuống hoa sen báu.
Bấy giờ, trong khoảng một niệm, Bảo Ðạt đi đến núi Thiết vi ở phương Ðông. Núi ấy rất cao, tối tăm u ám, bốn phía không có cỏ cây, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng không thể chiếu đến. Bảo Ðạt đi về phía trước, con đường nhỏ hẹp, hai bên đường có ba mươi sáu ông vua làm chủ địa ngục, như là: Vua Hằng-già-cấm, vua Ba-cát đầu, vua Quảng Mục Ðô, vua An-đầu-la, vua Hổ Mục Kiến, vua Dương Thanh Cát, vua Ðại Tranh Tạng, vua Hấp Huyết Quỷ, vua An-đắc-la, vua Ðà-đạt, vua Ðạt-đa-la, vua Cát-lê-thiện, vua An-hầu-la, vua Bảo Thủ, vua Kim Thọ Cát, vua Ðại Ác Thanh, vua Ðiểu Ðầu, vua Ðẳng Hổ Nhãn, vua Ðẳng Tượng Nha, vua Ðẳng Chấn Thanh, vua Ðẳng Quy Thủ, vua Y Thủ, vua Kiến Thủ, vua Quảng An, vua Quảng Ðinh, vua Vương Ðầu, vua Lập Chánh, vua Lập Kiến, vua Ma-ni-la, vua Ðô Tào, vua Bộ Kiến, vua Ác Mục, vua Thiện, vua Long Khẩu, vua Quỷ, vua Nam An.
Ba mươi sáu vị vua này, từ xa trông thấy Bồ-tát Bảo Ðạt đều chắp tay đi về phía trước, đảnh lễ thưa:
–Bạch Ðại Trí Tôn Vương! Vì nhân duyên gì Bồ-tát vào chốn khổ đau này cũng giống như cây Chiên-đàn sinh trong đám Y lan?
Bồ-tát Bảo Ðạt đáp:
–Ta nghe Ðức Như Lai là Ðấng tôn quý trong ba cõi nói: Ở phương Ðông có núi Thiết vi. Núi ấy tối tăm, ánh sáng của mặt trời mặt trăng không thể chiếu đến được, chính ta đã nghe việc này và đi đến đây. Các ông vào địa ngục trước để hành các tội nhân. Trong các ông ai có thể cùng tôi đến trước đại vương để thấy tội nhân chịu tội.
Khi ấy, vua Hằng-già-cấm liền cùng Bồ-tát Bảo Ðạt đi đến chỗ đại vương. Lúc này, vua Ðại Quỷ từ xa trông thấy Bồ-tát Bảo Ðạt nơi cửa đi vào, trên thân toát ra ánh sáng thì liền rời khỏi tòa, đến trước đảnh lễ thưa:
–Thưa Ðại sĩ! Hôm nay ở chốn ác độc này sao lại có điều kỳ lạ!
Trong rừng Y lan bỗng nhiên sinh Chiên-đàn.
Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Ðạt bèn đến trước tòa ngồi, hỏi vua Quỷ:
–Hiện nay, địa ngục ở phương Ðông này có bao nhiêu ngục?
Những ngục ấy tên là gì?
Vua Quỷ đáp:
–Trong núi này, có vô lượng địa ngục. Hiện nay chỉ ở một phương này có ba mươi hai địa ngục Sa-môn. Ðó là: Ðịa ngục Thiết xa Thiết mã Thiết ngưu Thiết lư, địa ngục Thiết y, địa ngục Thiết chu, địa ngục Dương đồng quán khẩu, địa ngục Lưu hỏa, địa ngục Thiết sàng, địa ngục Canh điền, địa ngục Chước thủ, địa ngục Thiêu cước, địa ngục Thiết tương, địa ngục Ẩm thiết chu, địa ngục Phi đao, địa ngục Hỏa tiễn, địa ngục Hủy nhục, địa ngục Thân nhiên, địa ngục Hỏa hoàn ức khẩu, địa ngục Tránh luận, địa ngục Vũ hỏa, địa ngục Lưu hỏa, địa ngục Phẩn niệu, địa ngục Câu âm, địa ngục Hỏa tượng, địa ngục Dương thanh khiêu hoán, địa ngục Thiết tật li, địa ngục Băng mai, địa ngục Nhiên thủ cước, địa ngục Ðồng cẩu câu nha, địa ngục Bác bì ẩm huyết, địa ngục Giải thân, địa ngục Thiết ốc, địa ngục Thiết sơn, địa ngục Phi hỏa khiếu hoán phân đầu. Ðịa ngục chịu tội có những tên như thế.