Bấy giờ Bồ-Tát Bửu-Nhựt Quang-Minh bạch Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Ở thế-giới Phật kia làm sao biết được ngày đêm sai khác? Âm thanh nghe được, hình tướng thế nào? Các Bồ- Tát kia làm sao mà được thành tựu Nhất Tâm? Có tu hạnh nào khác chăng?
Đức Phật bảo ngài Bửu-Nhựt Quang-Minh Bồ-Tát rằng:
Thiện-nam-tử ! Thế-giới Phật kia thường có Phật quang làm sự soi sáng. Do hoa xếp, chim đậu, Như-Lai và Bồ-Tát vào các thiền-định Sư-Tử Du-Hý, hoặc tâm ý vui mừng thọ vui giải- thoát, thời biết ấy là ban đêm. Nếu có gió thổi hoa rơi trên đất, chim hót hòa vang tiếng diệu mầu, trời mưa các thứ hoa, bốn phương gió dậy, hương thơm thanh khiết êm dịu, đức Phật và Bồ- Tát từ thiền-định dậy. Lúc ấy đức Phật kia vì đại-chúng, thuyết Bồ-Tát Pháp-Tạng, để sớm vượt qua Thinh-Văn Duyên-Giác quả, thời biết ấy là ban ngày.
Thiện-nam-tử ! Các Bồ-Tát trong cõi ấy thường nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Tịch-diệt, tiếng Vô-sở-hữu, tiếng Lục Ba-La-Mật, tiếng Lực Vô-úy, tiếng Lục Thần-thông, tiếng Vô-sở-tác, tiếng Vô-sinh-diệt, tiếng Vi-diệu Tịch-tịnh, tiếng Nhân Tịch-tịnh, tiếng Duyên Tịch-tịnh, tiếng Đại-từ Đại-bi, tiếng Vô-sinh-Pháp-nhẫn, tiếng Thọ-ký, toàn những diệu âm thanh-tịnh của chư Bồ-Tát; thường chẳng dứt những diệu âm như thế.
Thiện-nam-tử ! Hình tướng, âm thanh ở cõi ấy là như thế.
Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát cõi kia hoặc đã sinh, hoặc sẽ sinh, thảy đều thành tựu ba mươi hai tướng tốt, ánh sáng nơi thân thường chiếu rộng đến một do-tuần, cho đến khi thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, quyết chẳng đọa trong ba ác đạo. Các Bồ-Tát kia thảy đều thành tựu tâm đại-bi, tâm đại-từ, tâm nhu- thuận, tâm vô-ái-trược, tâm điều-phục, tâm tịch-tịnh, tâm nhẫn- nhục, tâm thiền-định , tâm thanh-tịnh, tâm vô-chướng-ngại, tâm không cấu nhiễm, tâm không uế trược, tâm chơn thiệt, tâm vui pháp, tâm mong muốn chúng-sinh dứt phiền não, tâm như đất, tâm lìa tất cả ngôn ngữ thế-gian, tâm ưa vui thánh pháp, tâm cầu thiện pháp, tâm lìa ngã, tâm rời lìa sinh lão bệnh tử, tâm tịch diệt, tâm nhận chân được thực chất các phiền não, tâm cởi bỏ tất cả trói buộc mê lầm, tâm không động không chấp trước.
Thiện-nam-tử ! Các Bồ-Tát kia được sức chuyển tâm, được sức phát khởi, được sức sinh duyên, được sức nguyện, được sức không tranh, được sức quán tất cả pháp, được sức các căn lành, được sức các Tam-muội, được sức đa văn, được sức trì giới, được sức đại xả, được sức nhẫn-nhục, được sức tinh-tấn, được sức thiền- định, được sức trí huệ, được sức tịch-tịnh, được sức tư-duy, được sức các thần-thông, được sức niệm, được sức Bồ-đề, được sức phá hoại tất cả ma, được sức bẻ gãy tất cả ngoại đạo, được sức phá hoại tất cả phiền-não.
Như vậy, Bồ-Tát ở cõi Phật đó, hoặc đã sinh, hoặc đang sinh, đều là chân Bồ-Tát; đã từng cúng dường vô-lượng trăm nghìn chư Phật Thế-Tôn, ở nơi chư Phật, trồng các căn lành. Các Bồ-Tát kia lấy thiền vị làm thức ăn, pháp thực, hương thực giống như Phạm-Thiên. Không có đoàn thực, cũng không có danh từ đó. Không có các việc bất thiện, cũng không có người nữ chịu khổ yêu ghét. Các thứ phiền-não cùng ngã, ngã sở, thân tâm khổ não, ác đạo ba cõi, thảy đều không có; cả đến các danh từ này cũng không có. Chỗ đen tối hôi tanh, bất tịnh, gai chông, ác trược, núi đồi gò đống, đất cát sỏi đá, nhật nguyệt tinh tú, ánh lửa nóng cháy, núi Tu-Di, biển lớn, núi Thiết-Vi lớn nhỏ, ở khoảng giữa u ám của các núi đó, cũng không hề có. Mưa lớn bẩn đục, gió dữ và tám nạn, các danh từ này cũng không có huống chi là việc thực.
Thiện-nam-tử ! Cõi ấy thường dùng bửu quang của Phật và Bồ-Tát để làm sự soi sáng; hào-quang vi diệu thanh-tịnh bậc nhất ấy chiếu khắp cả quốc độ. Trong nước ấy có chim tên là Thiện- Quả, thường hót các tiếng Ngũ căn, Ngũ lực, Thất-giác-chi, Bát- chánh-đạo rất nhiệm mầu.
Bấy giờ ngài Bửu-Nhựt Quang-Minh Bồ-Tát bạch Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Thế giới Phật kia ngang rộng bao nhiêu?
Trụ thế thọ mạng thuyết pháp bao lâu? Từ khi đức Phật kia thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, đến khi diệt độ, pháp trụ thế lâu mau? Các chúng Bồ-Tát trụ thế bao lâu? Sinh về cõi kia, các Bồ-Tát có phải xa nơi thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng chăng? Lúc đức Phật kia chưa ra đời, thế-giới Liên-Hoa danh từ là gì? Cõi Phật ấy, từ khi đức Phật Nhựt Thế-Tôn diệt độ rồi, đến nay đã trải qua bao nhiêu thời kỳ? Và từ khi diệt độ đến lúc đức Phật khác ra đời được bao lâu? Đức Phật Liên-Hoa-Tôn thành đạo là do bởi nhân duyên gì? Ở trong mười phương thế-giới, mỗi mỗi quốc độ có bao nhiêu đức Phật đã vào Sư-Tử Du-Hý Tam- muội, và đã thị hiện các thứ thần túc biến hóa ra sao? Trong các Bồ-Tát, có vị được thấy, cũng có vị chẳng được thấy chăng?
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Bửu-Nhựt Quang-Minh Bồ-Tát rằng:
Thiện-nam-tử ! Như núi Tu-Di vương cao mười sáu vạn tám nghìn do-tuần, ngang rộng tám vạn bốn nghìn do-tuần, như có người siêng năng tinh tấn, hoặc có sức biến hóa, hoặc có sức thiền- định, đem nghiền nát núi kia nhỏ như hạt cải, không thể tính đếm, trừ đức Phật Thế-Tôn là bậc trí giả, ngoài ra không ai có thể biết được. Như một hạt cải làm thành một tứ châu thiên hạ, đem hết số hạt cải này được bao nhiêu, thì thế-giới Liên-Hoa ấy có bấy nhiêu tứ châu thiên hạ, và số chư Bồ-Tát đầy dẫy trong ấy, giống như các Bồ-Tát trong thế giới An-Lạc ở phương Tây vậy.
Thiện-nam-tử ! Đức Phật Liên-Hoa-Tôn kia thọ mạng thuyết pháp đến ba mươi trung kiếp. Sau khi diệt độ rồi, Chánh- pháp trụ thế trọn mười trung kiếp.
Thiện-nam-tử ! Các Bồ-Tát kia đã và đang sinh, thọ mạng được bốn mươi trung kiếp.
Thiện-nam-tử ! Thế-giới Phật kia vốn tên là Chiên-Đàn Thanh-Tịnh Hảo-Diệu, chẳng giống như bây giờ. Trước đó, thế- giới này cũng không có thanh-tịnh Bồ-Tát như vậy.
Thiện-nam-tử ! Nơi thế-giới Chiên-Đàn thời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô- thượng-sĩ, Điều-ngự Trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế-Tôn . Thọ mạng thuyết pháp ba mươi trung kiếp. Lúc đức Phật sắp sửa diệt độ, có những vị Bồ-Tát vì chân nguyện lực nên đến nơi đức Phật ngự, cùng những Bồ-Tát đang ở đó, khởi nghĩ như vầy:
„Nay giữa đêm, đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai sẽ nhập Niết-Bàn. Sau khi đức Phật diệt độ rồi, chúng ta phải ở lại mười trung kiếp để hộ trì Chánh-pháp. Sau khi Chánh-pháp diệt độ rồi, ai là người tiếp đó sẽ đăng thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh- Giác ?”
Lúc ấy, có một vị Bồ-Tát tên là Hư-Không-Ấn, vì bổn nguyện nên được đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai thọ ký cho rằng:
Thiện-nam-tử ! Sau khi Ta diệt độ rồi, Chánh-pháp trụ thế mãn mười trung kiếp. Qua mười trung kiếp, giữa đêm đầu hôm, Chánh-pháp diệt hết. Ngay trong lúc ấy, ông liền đặng Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác; hiệu là Liên-Hoa-Tôn Như-Lai, Ứng- cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự Trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế- Tôn.
Bấy giờ các đại Bồ-Tát đến chỗ đức Nhật-Nguyệt-Tôn Phật. Đến rồi, các Bồ-Tát ấy dùng sức thiền-định, nhập vào các pháp Tự-Tại Sư-Tử Du-Hý cúng dường lên đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai. Cúng dường xong, nhiễu quanh phía hữu ba vòng, nói lên như vầy:
Bạch Thế-Tôn, chúng con nguyện ở trong mười trung kiếp nầy, vào diệt-tận-định.
Thiện-nam-tử ! Bấy giờ đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai bảo đại Bồ-Tát Hư-Không-Ấn rằng:
Thiện-nam-tử ! Hãy nên thọ trì pháp môn Giải-Liễu Nhất- Thiết Đà-La-Ni này. Trong quá khứ chư Như-Lai Phật Thế-Tôn đã nhận quả vị Phật, nên vì các Bồ-Tát mà thuyết. Hiện tại, mười phương chư Phật nhận quả vị Phật, cũng vì các Bồ-Tát mà nói. Vị lai, mười phương chư Phật Thế-Tôn thọ nhận quả vị Phật, cũng vì các Bồ-Tát mà nói.
Đó là Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn. Tức thời, Phật nói chương-cú:
„Xà lê, xà liên ni, ma ha xà liên, hưu trư hưu trư, tam bát đề, ma ha tam bát đề, đề đà a tra, hê đa da tra, ca tra đà la trác ca, a tư ma ca, tư hê lệ, di lệ đế lệ, lưu lưu trư, ma ha lưu lưu trư, xà di đầu, xà di xà, di mạc chiếc chiên đê, xá đa nể dà đà, di nể a mậu lệ, mậu la ba lệ xà ni ma la tư nể, tì la bà nể, mục đế mục đế, ba lệ du đề, a tì để ba dạ vô diệt nể, ba la ô kha la nể, đàn đà tì xà tỉ, xà bà lưu uất đam nể.“
Chương-cú này phá hoại được tất cả luận nghị của các ngoại đạo, giữ bánh xe Chánh-pháp, lại hay ủng hộ người thuyết Chánh-pháp, khai thị phân biệt pháp môn Giải-thoát Tứ-Niệm-Xứ
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„Phật đà ba gia xá di, a ma ma nể, ma ma khá thứ hy phả đề phả đề niết đế la nể, lộ ca đề mục đế xáxh đề đà lệ bà mặc ni.“
Chương-cú này, khai thị phân biệt bốn pháp môn Thánh- giải-thoát.
Bấy giờ đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„Ba xà đề, ba xà nể, đà lệ đà la ba để, cúc để thủ tì, thủ bà ba để, nể đế, phạn đề trư để ca lưu na uất đề xoa di, tu ma bạt để, tì để, ưu tỉ xoa tam bát nể, a la trưu bà la địa khư kỳ khưu kỳ kiệt, di a mậu lệ mục la thâu đàn ni.“
Chương-cú này khai thị phạn biệt bốn pháp môn Giải- Thoát Vô-Sở-Uý.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„Thả phả la a da pha la, a niết pha la, niết la phả la tam mục đa, a diên đà, y tì trì để tì trì, ô đầu đô la đẩu lam a hưng tam thừa, y đề da bà, a đỏa đa đỏa tát ba lộ dà, a trà dà lệ tần đà a phù tát lệ, đà đà mạn để tì xá dà bạt đề, a phả lã ca phả lam.“
Chương-cú này khai thị phân biệt pháp môn Thủ-Hộ Tam-Thừa.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„Môn đà đa, an nể hê la, bà ba da, phiều y đàm phả lệ, ni diệm phả lệ, tam mậu đàn na diên, tì phù xá, ba đà tô ma đẩu, a nậu ma ngũ a cừu ma đô đà bạt đế, đạt xá bà la tỉ bà để, tha tất xả để đa, hà ni ẩm ma để nỏa ma để a lộ cu a đề đấu nỏa tát đê mạt đê.“
Chương-cú này từ nơi căn bản tu tập của chư Phật hiện tại, khai thị phân biệt pháp môn Tứ-Chánh-Cần.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„An nể, ma nể, ma nể, ma ma nể, giá lệ chí lợi đế lệ lý xa lý, đa tì nể đế mục đế ức đa lý tam lý, ni tam lý, tam ma tam lý, xoa duệ, a xoa duệ, a xà địa mục đế xa mật trí, đà la ni, a bạt già bà, bà tư lợi na bà đề lợi ma bà đề, xà na ba đề, di lưu ba đề xoa duệ ni đà xá ni lộ dà bà đề ba nể đà xá ni.“
Chương-cú này khai thị phân biệt pháp môn Tứ-Giải-Thoát Vô-Ngại Biện-Tài.
Bấy giờ đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„Chước xúc a bà bà nể, đà xá ni, thiền na lộ dà đà đẩu ba bà tán ni, tát bà nhơn đề, phù ma để thiên để, tát bà tát bà bà ma tát bà ba tri, bà xoa dạ ca lệ, cu ca lệ ba xà ni, lộ dà nậu đạt xá noa tì bà.“
Chương-cú này khai thị phân biệt pháp môn Giải-Thoát Tứ-Như-Ý-Túc.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
„A giá lệ Phật đề đà đà ba giá lệ, na ni, càn nỏa tư đề cam tần đề, ni tiếu đề tam bút tri, ba lệ dà tát lệ tô di chiến đề chiến đề a giá lệ, a giá giá lệ, a ba lệ, tần chi bà ly nể bà ly, bà giá giá ly, ba ba ly, a na dạ a na dạ a tỉ tư câu câu bà bà tì nể ca nể nể xà tư dà dà di na do đế.”
Chương-cú này khai thị phân biệt pháp môn Giải-Thoát Nhất-Thiết Căn-Lực.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
“Phú bãi, trù phú bãi, đô ma ba lê kha lê, a bà di uất chi lệ, chi ca lặc xa, a dạ mạc đẩu đế đế lệ, ma ma lệ, thủ giá thi thi lệ, lộ giá tỏa ni xà na dạ xoa kỳ hê đế na dá dạ đế xa chiên đề na.”
Chương-cú như thế khai thị phân biệt pháp môn Giải-Thoát Thất Bồ-Đề Phần.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
“Dá ca bà xà lệ bà đế giá ca lệ dá da đà lệ, đà la dá ca lệ đà lệ, mậu lệ hê hê lệ lệ đà lỵ a lầu bà bạc đề, hưu hưu dạ tha thậm bà ngã tần bà lệ dạ đà kỳ ni, dạ tha ba lan dá ly đề xoa dạ tha bà da ly ly đá tát dá ni lệ kha la xà lưu dá tì ly, tì lê ni ly kha la vị ly vị dà ni lệ kha la, ni la ni lệ kha la tam ma đề ni lệ kha la, bát nhã ni lệ kha la tỉ mục đế ni lệ kha la tỉ mục đế xà na đà lệ xá na ni lệ kha la na xoa đế ni lệ kha la, chiên đà ni, lệ kha la, tư lợi ni lệ kha la bà đà xá dạ lực đam đa đà a dà độ a phù đà ni la phù đàm tam Phật đà đà Phật đà, y kha phù đà, thả đá phù đà ni kha ngã ma mâu lệ a la phạ đà đà la pha phấn trà lệ, mạn đà lệ thả đá lệ đa lưu ma dà dà lân ni mậu tổ noa, tam bán mậu tỏa noa đát dà băng dà ma nậu ni lưu bà na xá ni na xá bàn đàn ni xất xất đế, xất xất đổ ma do bà hê đăng dà ma bà lệ ma lệ kha hớ ni bà lệ ma lệ tần đề tì ly tì ly ưu xa ly xá la ni Đà-La-Ni, bà bà để, ba đam na la dịch tì đầu ma bà la xỉ ma phạm ma dá lệ na nhơn đề bà thi đề đề da la ni ma hê thủ la la ni tam ma tú di a lam niệm di, a ca lặc xoa lợi sư dá ni dá la a chi, chiên đà la tu lợi tát bà tu la a bà lam phú na dà điệt đam bán trì đa, a dạ na, kiền diên diêm ba tư ca dà đà lệ, a la đà kha ni ma dà la tì lộ kha ni, tất đàm mạn ty tì lộ ca mạn tỳ đề, thị Đà-La-Ni môn.”
Chư Phật Thế-Tôn đã thọ trì, khai thị phân biệt pháp môn Giải-Thoát Như-Lai Thập Lực.
Lúc đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thuyết pháp môn Giải- Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni này, thì trong tam thiên đại thiên thế- giới chấn động sáu cách: biến, chuyển, vọt, lặn… Bấy giờ có hào- quang rộng lớn vi diệu chiếu khắp mười phương, qua khắp hằng- hà sa thế-giới, trong đó có bao nhiêu núi Tu-Di Vương, Thiết-Vi lớn nhỏ, chẳng còn ở trước mặt nữa, mà chỉ thấy thế-giới với mặt đất bằng phẳng như lòng bàn tay.
Trong mười phương thế-giới chỗ nào cũng có vô-lượng Bồ-Tát đã đặng các Thiền-định, Tổng-trì Nhẫn-nhục. Chúng Bồ- Tát ấy đều nhờ thần lực của đức Phật , hốt nhiên biến mất nơi chỗ ở của mình, rồi hiện đến thế-giới Ta-Bà, nơi hang núi Kỳ-Xà-Quật, tới chỗ đức Như-Lai , đầu mặt lễ sát chân đức Phật. Và chư Bồ-Tát ấy đã dùng các thứ tự-tại thần túc cúng dường lên đức Phật. Cúng dường xong, mỗi mỗi đều tuần tự ngồi về một bên, mong được nghe Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn.
Có bất-khả-thuyết chư Thiên các cõi Dục-giới, Sắc-giới đến chỗ đức Phật, đầu mặt lễ sát chân Phật, cũng đều tuần tự ngồi về một bên để nghe và thọ trì Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn. Đại chúng ấy thảy đều được thấy cõi Liên-Hoa cùng đức Phật kia và chư đại Bồ-Tát vây quanh nhóm hội.
Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thuyết môn Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni này, có bảy mươi hai hằng-hà sa chư đại Bồ-Tát được Đà-La-Ni môn này, liền đặng thấy bất-khả- thuyết mười phương thế-giới tinh diệu cùng chư Phật Thế-Tôn. Các Bồ-Tát kia thảy đều cho là việc lạ lùng chưa từng có. Các Bồ- Tát này dùng sức thiền-định Sư-Tử Du-Hý được tự-tại, nên làm các phẩm vật để cúng dường lên đức Phật.
Bấy giờ đức Phật bảo chư Bồ-Tát rằng:
Thiện-nam-tử ! Nếu Bồ-Tát tu pháp Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này liền được tám vạn bốn nghìn Đà-La-Ni môn, bảy vạn hai nghìn môn Tam-muội, sáu vạn môn pháp tụ, được Đại-từ Đại-bi, rõ ba mươi bảy Pháp Trợ Đạo, được Nhất-Thiết-Trí, không có gì chướng ngại, bởi vì Đà-La-Ni môn này nhiếp tất cả Phật pháp. Chư Phật rõ Đà-La-Ni này rồi, vì chúng-sinh nên thuyết pháp vô thượng, ở lâu nơi đời, chẳng sớm nhập Niết-Bàn.
Thiện-nam-tử ! Ông nay đã thấy, phải biết đó là nhờ uy lực của Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn, nên đại địa sáu thứ chấn động và quang minh vi diệu thanh tịnh chiếu khắp mười phương, qua hằng-hà sa thế-giới chư Phật. Hễ hào-quang đến chỗ nào, thì chư Bồ-Tát trong vô-lượng thế-giới ấy thảy đều đến nhóm hội, nghe và thọ trì Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn. Và vô-lượng chư Thiên cõi Dục-giới, Sắc-giới trong các thế-giới ấy thảy đều đến nhóm họp. Lại có các Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, Nhân, Phi-nhân, đều đến để nghe Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn.
Nếu Bồ-Tát nghe Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này rồi liền chẳng thối chuyển nơi Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh- Giác.
Như có người biên chép, thì kẻ ấy cho đến khi được Vô- Thượng Niết-Bàn chẳng hề rời thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng. Nếu hay đọc tụng, thì các ác nghiệp không còn; khi chuyển thân thọ sinh, liền vượt qua Sơ-địa, và trụ ở Nhị-địa.
Các đại Bồ-Tát năng tu hành Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La- Ni môn này, nếu có gây tội ngũ nghịch, tội cực ác, đều được tiêu trừ, khi chuyển sinh lần thứ hai, liền vượt qua Sơ-địa, trụ vào Nhị- địa. Nếu không bị tội ngũ nghịch, thì nơi thân này bao nhiêu nghiệp nặng đều hết hẳn, khi chuyển thân liền vượt qua Sơ-địa, trụ vào Nhị-địa.
Nếu chẳng năng đọc tụng, tu hành mà khi nghe pháp, dùng các bức họa dâng lên Pháp-sư, thì hằng-hà sa chư Phật hiện tại ở các thế-giới đều khen ngợi tán thán: “Lành thay! Lành thay!” rồi thọ ký cho Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Các Bồ-Tát ấy nhờ duyên cúng dường như vậy, nên chẳng bao lâu sẽ được thọ lãnh quả vị Phật, chỉ một đời trọn thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Nếu dâng hương cúng dường chẳng bao lâu sẽ đặng Vô- Thượng-Định hương.
Nếu dâng hoa cúng dường, chẳng bao lâu sẽ đặng Vô- Thượng-Trí hoa.
Nếu dâng trân bảo cúng dường vị Pháp-sư, chẳng bao lâu sẽ đặng ba mươi bảy Pháp Trợ Đạo.
Thiện-nam-tử ! Nếu có Bồ-Tát hiểu rõ môn Đà-La-Ni này, thì được lợi ích lớn. Vì sao? Vì môn Đà-La-Ni này hay khai thị, phân biệt tất cả pháp bửu tạng của Bồ-Tát. Do thọ trì pháp môn này, nên chư Bồ-Tát đặng vô ngại biện tài, bốn pháp Như-Ý.
Thiện-nam-tử ! Đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai, vì Hư- Không-Ấn Bồ-Tát nên thuyết Đà-La-Ni môn này; bấy giờ đại địa sáu thứ chấn động, cùng vô-lượng minh quang vi diệu chiếu khắp mười phương vô-lượng vô biên thế-giới chư Phật, thấy rõ quốc độ chư Phật, đất bằng như lòng bàn tay.
Bấy giờ trong hội cũng có vô-lượng đại Bồ-Tát thấy mười phương bất-khả-thuyết chư Phật. Lúc ấy, vô-lượng vô biên chư Bồ-Tát khắp mười phương, ở nơi thế-giới mình thảy đều biến mất, rồi liền hiện đến thế-giới Chiên-Đàn, gặp đức Nhật-Nguyệt-Tôn Phật, lễ bái vây quanh, cung kính cúng dường, tán thán, tôn trọng, đều muốn lắng nghe và thọ trì Đà-La-Ni môn này.
Thiện-nam-tử ! Bấy giờ đức Phật kia bảo chư Bồ-Tát rằng: Thiện-nam-tử ! Ta nay đã cho các ông, nếu là Nhứt-Sinh-Bổ-Xứ Bồ-Tát thì trong mười trung kiếp, nhập vào diệt-tận-định. Còn các Bồ-Tát khác, trong mười trung kiếp, nên theo đại Bồ-Tát Hư-Không-Ấn mà thọ học Đà-La-Ni môn này. Pháp tạng của Bồ- Tát, nếu thọ trì, thì được thấy mười phương vô-lượng thế-giới, cùng chư Phật. Vì được thấy chư Phật nên tâm sinh hoan hỷ, được trồng căn lành.
Bấy giờ, trong hội có chư Bồ-Tát được các thứ tự-tại Sư-Tử Du-Hý, dùng các phẩm vật cúng dường đức Phật kia. Cúng dường xong, mới bạch đức Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Ngài Hư-Không-Ấn đại Bồ-Tát, qua mười trung kiếp, khi thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác sẽ chuyển Pháp-Luân Vô-thượng chăng?
Khi ấy đức Phật bảo rằng:
Này các Thiện-nam-tử ! Như các ông đã nói, Hư-Không- Ấn đại Bồ-Tát này, qua mười trung kiếp sẽ thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác; liền sau đêm ấy thì chuyển Pháp-luân, Bất-thối Pháp-luân, Vô-thượng Pháp-luân.
Bấy giờ, trong hội có vô-lượng vô biên trăm nghìn ức na- do-tha Bồ-Tát, trước đã theo đại Bồ-Tát Hư-Không-Ấn trong mười trung kiếp, thọ học Đà-La-Ni môn này, được Bất-thối-chuyển. Lại có các vị Nhứt-Sinh-Bổ-Xứ sẽ được Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Thiện-nam-tử ! Nếu có Bồ-Tát tu học ít nhiều Đà-La-Ni này, thì đời sau sẽ vượt qua Sơ-địa, lên đến Nhị-địa, chẳng thối chuyển nơi Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, quyết sẽ được Đà-La-Ni môn này.
Nói thế rồi, đức Nhật-Nguyệt-Tôn Như-Lai vì chư Bồ-Tát, thị hiện các thứ thần túc biến hóa. Thị hiện xong, lại vì đại Bồ-Tát Hư-Không-Ấn mà thị hiện Na-La-Diên Tam-muội và dạy rằng:
“Ông được định này liền sẽ đặng thọ thân Kim-cang.”
Rồi ngài lại thị hiện Nhất-Thiết Trang-Nghiêm Tam-Muội Quang-Minh.
Thiện-nam-tử ! Ông tuy chưa quay bánh xe Chánh pháp, mà vì chư Bồ-Tát khác, thuyết Đà-La-Ni môn này. Thì bấy giờ, ông liền được thân Như-Lai, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; lại phóng Nhất-Thiết Trang-Nghiêm Tam-muội Quang-Minh, chiếu khắp vô-lượng thế-giới. Lại nữa, trong quang-minh sẽ được thấy vô-lượng vô biên chư Phật. Và vì thị hiện Kim-Cang-Tràng Tam-muội- Do sức Tam-muội, nên tuy chưa ngồi dưới cây Bồ-đề Đạo-tràng, chưa chuyển Pháp-luân, mà thường vì các Bồ-Tát thuyết pháp vi diệu. Lại vì thị hiện Luân-Tu Tam-muội; do sức Tam-muội nên liền chuyển Pháp-luân. Khi chuyển Pháp-luân, có vô-lượng vô biên trăm nghìn ức na-do-tha Bồ-Tát sẽ được Cứu- Kính-Định.
Bấy giờ, đại Bồ-Tát Hư-Không-Ấn nghe thuyết như vậy rồi, liền tự biết sẽ được chuyển Pháp-luân, vui mừng hớn hở, cùng vô-lượng Bồ-Tát đồng cúng dường đức Phật. Cúng-dường xong, mỗi mỗi tự vào trong các cung điện. Bấy giờ, ngay trong đêm ấy, đức Phật kia nhập Vô-Dư Niết-Bàn.
Sáng ngày hôm sau, chư Bồ-Tát cúng dường lên xá-lợi. Cúng dường xong, mọi người trở về bửu điện. Các Bồ-Tát phương khác cũng trở về bổn độ. Các bậc Nhứt-Sinh-Bổ-Xứ Bồ-Tát thì nhập diệt-tận-định. Còn các Bồ-Tát khác, nhân nghe ngài Hư- Không-Ấn thuyết diệu pháp nên trọn mười trung kiếp trồng các căn lành.
Ngài Hư-Không-Ấn đại Bồ-Tát đầu đêm hôm trước thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, liền đến sáng ngày chuyển Pháp-luân, thị hiện các thứ thần túc biến hóa, khiến trăm nghìn ức na-do-tha vô-lượng chúng-sinh được ở nơi Vô-Thượng Chánh- Giác, chẳng thối chuyển.
Ta nay trong khi thuyết Đà-La-Ni môn này cũng có tám mươi na-do-tha trăm nghìn Bồ-Tát đặng Vô-Sinh-Nhẫn, bảy mươi hai ức chúng-sinh trụ nơi Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác chẳng thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha trăm nghìn Bồ-Tát được Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này, vô-lượng vô biên Trời, Người phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Bấy giờ trong hội có vị Bồ-Tát tên Giải-Thoát Oán-Tăng bạch Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Đại Bồ-Tát phải thành tựu bao nhiêu pháp mới có thể tu tập được Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này?
Đức Phật bảo Giải-Thoát Oán-Tăng Bồ-Tát rằng:
Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát thành tựu bốn pháp thời có thể tu Đà-La-Ni môn này. Những gì là bốn? Bồ-Tát phải trụ trong bốn thánh chủng này: Y thực, vật thực ngọa cụ, thuốc men, thường biết đủ. Bồ-Tát thành tựu bốn pháp như thế mới có thể tu Đà-La-Ni này.
Lại nữa, Thiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát thành tựu được năm pháp mới có thể tu môn Đà-La-Ni này. Những gì là năm? Tự giữ cấm giới, nghĩa là giới giúp cho giải-thoát, thành tựu các hạnh oai nghi; phòng hộ giới pháp, nghĩa là tâm phải lo lắng như trong người giữ hạt kim cương nhỏ. Thọ trì, tu học tất cả các giới, nghĩa là thấy kẻ phá giới thời khuyên khiến trì giới, thấy kẻ tà kiến khuyên khiến trở về chính kiến, thấy kẻ phá oai nghi thời khuyên trụ oai nghi, thấy kẻ tán tâm thời khuyên trụ nhất tâm, thấy kẻ ưa thích ham mê nhị thừa thời khuyên an trụ nơi Vô-Thượng Chánh- Đẳng Chánh-Giác. Bồ-Tát thành tựu năm pháp như thế mới có thể tu Đà-La-Ni môn này.
Lại nữa, Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát thành tựu được sáu pháp mới có thể tu Đà-La-Ni môn này. Những gì là sáu? Tự tu đa văn, thông đạt vô ngại: Thấy kẻ ít nghe, khuyên khiến nghe nhiều. Tự chẳng keo kiệt pháp: Thấy kẻ keo kiệt, khuyên khiến an trụ pháp chẳng keo kiệt. Tự chẳng tật đố: Thấy kẻ tật đố, khuyên khiến an trụ pháp chẳng tật đố. Tự chẳng gây sợ hãi cho người khác, ban sự vô úy cho người: Thấy kẻ sợ hãi, vì họ mà làm người bảo hộ, khéo dùng lời an ủi, khiến họ được yên ổn. Tâm chẳng dua nịnh, không gian trá. Thực hành Không Tam-muội. Bồ-Tát thành tựu đặng sáu pháp như thế mới có thể tu môn Đà-La-Ni này.
Đại Bồ-Tát thành tựu pháp tướng như vậy rồi, trong bảy năm, thì tổng lượt hết thảy chương-cú Đà-La-Ni. Ngày đêm sáu thời, đầu mặt cung kính, nhứt tâm suy tư duyên Thân Niệm-Xứ, thực hành Không Tam-muội, đọc tụng chương-cú Đà-La-Ni như vậy. Tức liền khi vừa đứng dậy thì thấy khắp mười phương vô- lượng chư Phật và tất cả thế-giới.
Vị đại Bồ-Tát này, qua bảy năm tu tập, liền được Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này. Bồ-Tát được Đà-La-Ni môn này rồi, liền đặng Thanh-Tịnh Nhãn của bậc Thánh. Được Thánh-Nhãn này rồi, thì thấy mười phương như hằng-hà sa thế-giới; nơi nơi chỗ chỗ, chư Phật Thế-Tôn đều chưa nhập Niết-Bàn, và thị hiện thần túc biến hóa. Bồ-Tát này bấy giờ liền thấy tất cả vô-lượng chư Phật không thừa sót. Vì thấy tất cả chư Phật nên liền được tám vạn bốn nghìn môn Đà-La-Ni, bảy vạn hai nghìn môn Tam-muội, và sáu vạn môn Pháp.
Đại Bồ-Tát được Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này rồi, liền được Đại-từ Đại-bi. Lại có đại Bồ-Tát được pháp môn này rồi, bao nhiêu tội ngũ nghịch trọng ác, khi chuyển thân, thảy đều được hết vĩnh viễn, không còn thừa sót. Sinh đời thứ ba là hết tất cả nghiệp, được qua Thập-địa. Nếu không bị ngũ nghịch và các nghiệp khác, thời nghiệp nơi thân đời này, dứt hết không còn. Qua đời sau, đặng quả Thập-địa. Chẳng bao lâu bèn sẽ được ba mươi bảy phẩm Trợ Đạo cùng Nhất-Thiết Trí.
Thiện-nam-tử ! Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn này năng làm lợi ích lớn cho các đại Bồ-Tát. Nếu Bồ-Tát thường niệm Pháp-thân chư Phật, nên đặng thấy các thứ thần túc biến hóa. Thấy biến hóa rồi liền đặng vô lậu hoan hỷ. Nhân hoan hỷ nên liền thành tựu các thứ thần túc biến hóa. Bởi được thần túc nên năng cúng dường hằng-hà sa đức Phật ở hết thảy các thế giới. Cúng dường rồi, ở nơi chư Phật lắng nghe và thọ trì diệu pháp. Vì nghe và thọ diệu pháp nên liền đặng Nhẫn-nhục Đà-La-Ni Tam-muội, và trở về quốc độ này.
Thiện-nam-tử ! Đà-La-Ni môn này năng làm các lợi ích lớn như thế; diệt trừ ác nghiệp, và tăng trưởng các căn lành.
Bấy giờ, có các Bồ-Tát bạch Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Chúng con trong quá khứ ở nơi một hằng- hà sa chỗ các đức Phật, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con trong hai hằng-hà sa chỗ chư Phật, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng ba hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng bốn hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng năm hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng sáu hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng bảy hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng tám hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Lại có Bồ-Tát thưa rằng:
Chúng con đã ở chỗ chư Phật nhiều bằng chín hằng-hà sa, đã được nghe môn Đà-La-Ni này, nên nghe rồi liền được.
Bấy giờ, ngài Di-Lặc đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:
Bạch Thế-Tôn ! Con đã trụ thế qua nhiều hằng-hà sa kiếp, thưở ấy có đại kiếp tên là Thiện-Phổ-Biến. Ở trong kiếp ấy có thế- giới Ta-Bà, vi diệu thanh tịnh, đủ các thứ trang nghiêm. Bấy giờ, có đức Phật ra đời, hiệu là Sa-La-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô- thượng-sĩ, Điều-ngự Trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế-Tôn. Có vô-lượng trăm nghìn ức na-do-tha Tỳ-kheo-tăng. Lại có bất- khả-thuyết chư đại Bồ-Tát cung kính vây quanh.
Lúc ấy đức Sa-La-Vương Phật vì các đại chúng thuyết Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà-La-Ni môn.
Bấy giờ, con ở chỗ đức Phật kia được nghe pháp này, nghe rồi tu học, học rồi liền được, thâm sâu đầy đủ. Trong vô-lượng vô biên kiếp như thế có bất-khả-thuyết a-tăng-kỳ đức Phật. Khi ấy, con tùy theo tuổi thọ, đem các Bồ-Tát đã đặng các thứ Sư-Tử Du- Hý Tự-Tại Tam-muội cúng dường vô-lượng các đức Phật như thế. Bấy giờ, con ở nơi các đức Phật ấy, trồng vô-lượng vô biên, bất- khả-thuyết a-tăng-kỳ thiện căn. Được trồng thiện căn rồi, liền được vô-lượng đại công đức. Cũng nhờ thiện căn này, nên con được vô- lượng chư Phật thọ ký cho. Vì bổn nguyện nên con phải ở lâu nơi sinh tử để đợi thời kỳ, nên chẳng sớm thành Vô-Thượng Chánh- Đẳng Chánh-Giác.
Bạch Thế-Tôn, cúi xin Như-Lai nay cho con nhận quả vị Phật, được Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Bấy giờ, đức Phật bảo ngài Di-Lặc đại Bồ-Tát rằng:
Quả vậy! Quả vậy! Như ông đã nói, đức Phật Sa-La-Vương khi còn trụ thế, ông đã được pháp môn Giải-Liễu Nhất-Thiết Đà- La-Ni này rồi.
Di-Lặc! Ông ở quá khứ trong mười đại kiếp, nếu muốn Vô- Thượng Chánh-Đẳng thì lúc ấy ông đã được đầy đủ tất cả nhanh chóng, trọn thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, nhập Vô- Dư Niết-Bàn.
Di-Lặc! Ông ở lâu nơi sinh tử là do bổn nguyện mà thôi, cho nên chẳng thành ngay mà đợi thời kỳ vậy. Di-Lặc! Nay Ta cho ông nhận quả vị Phật.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn quan sát các đại chúng và các Bồ- Tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà tắc, Ưu-bà-di, Thiên-long, Dạ- xoa, A-tu-la, La-sát, Càn-thát-bà, Nhơn, Phi-nhơn. Đức Phật quan sát xong, liền nói chương-cú này:
“Đái đá phù di, đàng đà phù di, đàm ma đà phù di, dà đế phù di, mật đế phù di, bát nhã phù di, tì xá la xà phù di, bát để tam ti đa phù di, A nậu sai bà phù di, a bà sai phù di, tam ma đa bát sai ma bát sai phù di, xà đế xoa duê phù di, tam xoa xà tì, xoa xà ba la xoa xá tùy xá già đạt xá bà đế, tì xá đà đế la na la dà dà tam xoa xá bà đa, tì ma đế du ba hê la la già ma, a tra xoa la bà xá tăng dà ma, y đế châu la thất đế, di văn đà la, đà kha la bạt đế bát nhã phù đa, a đà dà ni đa bà đồ xa bàn đa, y Da-La-Ni la da a hô tát tra, a mục đà mục a tha bà đế, già lầu bà đế, đế hê na đề ba a ca na ma đế, bà ca na ma đế, tam di đế tì ta bà, địa di đà bà la di đà, bà la a la đa la câu lưu xa đẩu lầu xa lại ma la lưu tha, đa lưu tha, tát bà tha, tát bà tha, giá ni lưu tha đề khê đa đa hê phả la, bà lầu phả la, tát bà phả la thế tra bà đề.”
Đức Phật nói chương-cú Giải-Thoát Thập Nhị Nhân-Duyên rồi, có sáu mươi na-do-tha các Trời thấy được Tứ Thánh Đề. Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
“Đái phả lãm, a dà phả lãm, la la phả lãm, a la phả lãm, ni la hô la, bà bà đa phiều, y đàm phả lãm, ni lam phả lãm, nam mô đà diêm tì phù nga, bát nhã dá dà a nậu tì địa dá ca, xà ni dá ca.”
Khi đức Phật nói chương-cú giải-thoát này có một ức các Trời phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, và đều được Bất-thối-chuyển. Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại nói chương-cú:
“Ba đà tô ma đô, a nậu ma đô, a câu ma đô, điệt đà bà câu, ma đá tha đà xá la tì tỉ bà tha, y kha thế thiết đa tô, nể ma ma tô đế, xí nõa đế a lộ câu a đà đấu nõa.”
Khi đức Phật nói chương-cú giải-thoát này, có sáu vạn bốn nghìn các Rồng phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, và đều đặng Bất-thối-chuyển. Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại thuyết chương-cú:
“A xoa tu bạt xoa, tu bà xa, ba mạng đà na, a la trụ bà dà la trù ca la trà xoa, tất đàm ma đế tam mạn đa đá a xoa bà lệ hê trê tra ca lộ ma ha bà lệ ô xà đà lộ, Đà-La-Ni hê dà la xoa, câu đà xoa, câu bà xoa, bệ lộ bố tì lưu ba mục khư, thế đế hạ đá thế bà lệ a tu lộ tì na, tu lộ bà ma đề.”
Khi đức Phật nói chương-cú giải-thoát này, có mười hai ức Dạ-xoa phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, và đều được Bất-thối-chuyển. Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại thuyết chương cú: “A để tì lê ni, ni đế để, xang đế để, dà đế nỉ, na ca di, a lam di ba lãm di a đà di, ma đà di, ma đế di, xang ni a thủ lệ, Đà-La-Ni a tì xá đa tát đà tát đề bà, tát na đà tát dạ xoa, tát a tu la đề bà na dà, ni lục đế a tì mật đế, bát nhã bát lê bạt đa, mạt đế bà lợi la tì dà đế đề đế ba lợi ba la dà đế, đề đế la tì phất bà, trưu tì xà nể tì tát giá lợi, bán đa a tì đà na bán đa thủ la bán đà đáo la tì lệ da tì đà tì đa, tì bán để, tì xa bà nể, mạt dà văn đà tì xá bát lợi, kiếm ma nể xoa, ba la hô, ô kha la lộ đề la ba đô, a tu la văn đà, la na dà xoa văn đà, dạ xoa văn đà, la lợi văn đà, bệ đề bệ đề di đa tì đa, đa tì ô noa na phấn, bà khư đề Đà-La-Ni, a tì xá đa đề xá thủ đà ni ba du đề, kỳ bà du đà ni ba lợi yết ma đế ma đế dà đế, điệt đế dà na ba đế, bà la na phất đề xà da dá da du nhã đà dá ca tì dạ.”
Khi đức Phật nói chương cú giải-thoát này, có năm vạn sáu nghìn A-tu-la phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, và đều đặng Bất-thối-chuyển.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn bảo ngài Vô-Sở-Úy Bình-Đẳng-Địa đại Bồ-Tát rằng:
Thiện-nam-tử ! Chư Phật Thế-Tôn ra đời rất khó! Diễn thuyết ban bố pháp này lại càng khó hơn! Pháp này chính là Giới, Định, Huệ, Giải-thoát, Giải-thoát Tri-Kiến, cần phải huân tập tu hành.
Thiện-nam-tử ! Những chương-cú như thế có oai đức khiến Bồ-Tát sớm thành tựu.
Thiện-nam-tử ! Lúc Như-Lai còn tu bốn hạnh Bồ-Tát đạo, dùng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ nhiếp chương-cú này cung kính cúng dường vô-lượng vô biên trăm nghìn vạn ức chư Phật Thế-Tôn. Ở nơi chư Phật, hoặc tu bố thí, hoặc tu Phạm hạnh thanh tịnh trì giới, hoặc siêng năng tinh tấn, hoặc tu nhẫn nhục, hoặc nhập Tam-muội, hoặc tu Trí huệ, và các pháp tu tập thảy đều là thiện tịnh nghiệp, nên nay Ta được Vô- Thượng Bồ-đề.
Thiện-nam-tử ! Khi xưa trong vô-lượng a-tăng-kỳ ức na- do-tha kiếp, Ta đã tu Bồ-Tát đạo, thân thường xa lìa vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ; nên nay Ta được tướng lưỡi này.
Thiện-nam-tử ! Vì nhân duyên này nên chư Phật Thế-Tôn nói ra lời chơn thiệt, không có hư vọng.
Lúc ấy, đức Thế-Tôn thị hiện các thứ thần túc biến hóa; biến hóa xong, nhập vào Nhứt-Thiết Công-Đức Tam-muội. Nhập Tam-muội này rồi, liền hiện tướng lưỡi dài rộng, che khắp cả mặt. Từ tướng lưỡi ấy phóng ra sáu mươi ức minh quang. Ánh minh quang vi diệu ấy chiếu khắp tam thiên đại thiên thế-giới. Chúng- sinh ở Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh, Trời, Người đều nhờ ánh minh quang này.
Các chúng-sinh trong địa ngục, những kẻ thân bị đốt cháy, vì nhờ ánh quang này liền được vui mát. Các chúng-sinh này thấy có Hóa Phật trước mặt đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân. Khi ấy, chúng-sinh ở địa ngục kia vì thấy Hóa Phật nên đều được khoái lạc, đồng khởi nghĩ như vầy: “Nhờ ơn đức này, khiến mình được vui.” Nên sinh tâm hoan hỷ, hướng về Hóa Phật, chấp tay cung kính.
Bấy giờ, vị Hóa Phật bảo các chúng-sinh kia rằng:
Các ngươi hãy xưng Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Nhờ chút duyên này, các ngươi sẽ được khoái lạc.
Các chúng-sinh này liền quỳ xuống, chấp tay trước Hóa Phật thọ lãnh lời dạy mà nói lời này: “Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.”
Các chúng-sinh này do bởi nhân duyên thiện căn ấy, nên khi xả thân mạng này, tất cả đều được sinh lên cõi Trời hoặc sinh trong loài người.
Nếu có chúng-sinh ở địa ngục lạnh lẽo tức liền có hơi ấm êm dịu thổi đến nơi thân, cho đến khi sinh lên cõi Trời, Người.
Chúng-sinh ở Ngạ-quỷ, bị đói khát bức ngặt, nhờ hào- quang của đức Phật nên trừ được đói khát bức ngặt, hưởng sự vui vẻ, và cũng được thấy ở trước mặt có một Hóa Phật đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân. Nhờ thấy Hóa Phật nên tất cả đều được khoái lạc và khởi nghĩ như vầy: “Nhờ ân đức này, khiến mình được vui.” Nên sinh tâm hoan hỷ, hướng về Hóa Phật, chấp tay cung kính.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn khiến chúng-sinh kia được thấy túc mạng, tội nghiệp nhân duyên, liền tự hối trách. Nhờ căn lành này, khi mạng chung, họ được sinh vào cõi Trời, Người.
Chúng-sinh ở Súc-sinh cũng đều như vậy.
Lúc đó, đức Thế-Tôn vì các Trời, Người chỉ cho thấy nhân duyên đời trước, nên có vô-lượng vô biên chúng-sinh đi đến chỗ đức Phật, đầu mặt đảnh lễ, rồi lui ngồi một bên, lắng nghe và thọ trì diệu pháp.
Bấy giờ, có bất-khả-thuyết các Trời và Người, phát tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, và vô số đại Bồ-Tát được Nhẫn-nhục Đà-La-Ni Tam-muội.