Bài phát biểu tại Rathaus Hannover ngày 8 tháng 12 năm 2021 nhân lễ nhận Huy Chương hạng nhất của Tổng Thống Steimeier ký và Ông Belit Onay Thị Trưởng Thành Phố Hannover trao cho Hòa Thưởng Thích Như Điển
Kính thưa Ông Thị Trưởng cùng toàn thể Quý Vị đại diện chính quyền của thành phố Hannover và Tiểu Bang Niedersachsen,
Lời đầu tiên chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ông Thị Trưởng và những nhân viên cộng sự đã tổ chức thật là chu đáo cho buổi lễ hôm nay. Kế đến chúng tôi cũng không quên cám ơn Ông Dr. Weil, Thủ hiến của Tiểu Bang Niedersachsen đã đề bạt những việc làm của chúng tôi với cộng đồng người Việt Nam và Phật Giáo tại nước Đức trong thời gian hơn 40 năm qua lên Tổng Thống Dr. Steimeier và nhờ đó hôm nay chúng tôi mới có cơ hội nhận huy chương hạng nhất nầy.
Chúng tôi xin cảm ơn những vị đã đề bạt chúng tôi lên Ông Thủ Hiến và Tổng Thống cũng như cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức từ sau năm 1975 đến nay. Nếu không có đối tượng là những người tỵ nạn được phép định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và Phật tử Việt Nam thì tôi cũng không được vinh dự nầy. Do vậy phần thưởng xứng đáng mà tôi có được ngày hôm nay là công lao của tất cả quý vị. Xin Quý Vị nhận cho tôi sự biết ơn sâu sắc nầy.
Người tỵ nạn Việt Nam chúng tôi được nước Cộng Hòa Liên Bang Đức nhận cho định cư và đã hội nhập rất mau chóng vào xã hội đa văn hóa và đầy ắp tình người nầy và chúng tôi cũng biết rằng người nhập cư có hai bổn phận cần phải thực hiện. Đó là phải hội nhập triệt để vào xã hội mà người nhập cư đang sinh sống ở mọi lãnh vực như: kinh tế, xã hội. giáo dục, chính trị, tôn giáo v.v… nhưng đồng thời chúng tôi cũng không được phép quên ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng như nguồn ngốc Tôn Giáo nơi quê hương của mình được sinh ra.
Chúng tôi nghĩ rằng trong vườn hoa tôn giáo của xứ Đức nầy nói riêng hay Âu Châu nói chung đều xuất phát từ Thiên Chúa Giáo, Chánh Thống Giáo và Tin Lành Giáo. Rồi qua nhiều năm tháng được tô thắm thêm với các tôn giáo khác như Do Thái Giáo, Hồi Giáo v.v… Những Tôn Giáo nầy đã đóng góp vào nền văn minh của nhân loại như những bông hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa hồng, đã trổ bông thơm ngát trong vườn hoa tâm linh tại những xứ sở nầy… Nay chúng tôi là những người Phật Tử tha hương, không phải chỉ lo toan về vấn đề kinh tế hay giáo dục, mà hai chữ Tự Do rất quan trọng; nên chúng tôi phải rời bỏ quê hương Việt Nam của mình và đến đây. Quý Vị cùng nhân dân Đức đã niềm nỡ đón tiếp, giúp đỡ chúng tôi ở nhiều phương diện khác nhau. Do vậy chúng tôi xin đáp đền ân nghĩa đó bằng cách mang thêm một loài hoa mới từ Á Châu đến đây. Đó là hương thơm của loài hoa sen để góp thêm vào vườn hoa tâm linh của Quý Vị đang hiện có, thì tôi mong rằng vườn hoa tâm linh nầy trong tương lai tại xứ Đức sẽ nở ra thêm được nhiều bông hoa tươi đẹp, nhằm tô điểm cho vườn hoa tâm linh vốn có lâu đời tại đây càng thêm nhiều hương sắc hơn.
Đạo Phật vốn luôn chủ trương lòng từ bi, trí tuệ, sự bao dung và bình đẳng. Điều nầy cũng giống như sức mạnh của hai cánh con chim Đại Bàng. Nhờ đó chúng ta sẽ mang thế giới nầy đến một đời sống có nhiều ý nghĩa hơn trong sự hòa bình, hạnh phúc và an lạc cho mọi người.
Xin chân thành cảm ơn Quý Vị
Thích Như Điển
Dankesrede des Hochehrwürdigen Thich Nhu Dien, Gründerabt der Pagode Vien Giac in Hannover, anlässlich der Verleihung des Bundesverdienstkreuzes am Mittwoch, 8.12.2021, im Rathaus durch Herrn Oberbürgermeister der Stadt Hannover
Verehrter Herr Oberbürgermeister Onay, sehr geehrte Vertreter der Stadt Hannover und des Landes Niedersachsen,
liebe anwesende Freunde und Gäste von Nah und Fern,
Zuallererst möchte ich Herrn Oberbürgermeister Onay und seinen Mitarbeitern meinen aufrichtigen Dank dafür aussprechen, dass Sie die heutige Zeremonie so wohlbedacht organisiert haben. Mein besonderer Dank gilt auch dem Ministerpräsidenten des Landes Niedersachsen, Herrn Dr. Weil, für seine Würdigung meiner inzwischen über 40 Jahre währenden Arbeit für die aus Vietnam stammenden Bürger und die Buddhisten insgesamt in Deutschland in Form seines Vorschlags einer Ehrung meiner Person. Nicht zuletzt danke ich selbstverständlich zutiefst unserem Bundespräsidenten, Herrn Dr. Steinmeier, für meine Auszeichnung mit dem Bundesverdienstkreuz. Ich bin sehr bewegt und gerührt, weil ich heute die Ehre habe, die entsprechende Urkunde und das Verdienstkreuz entgegennehmen zu dürfen.
Ich danke auch herzlich den vielen Menschen, die meine Auszeichnung erst ermöglicht haben, vor allem den Mitgliedern der vietnamesischen Gemeinde und die Buddhisten, die seit 1975 als Flüchtlinge in Deutschland ansässig sein dürfen. Diese Ehrung wäre mir nicht zuteil geworden, wenn es sie nicht gäbe. Von daher stellt das Bundesverdienstkreuz, das mir heute überreicht wird, auch eine Anerkennung ihrer verdienstvollen Arbeit und Beiträge für dieses Land dar. Deshalb gilt diesen Menschen mein tiefster Dank.
Die vietnamesischen Flüchtlinge haben Asyl in Deutschland gewährt bekommen. Sie sind erfolgreich in die von Menschenwürde geprägte multikulturelle Gesellschaft dieses Landes integriert. Es ist uns bewusst, dass die Zugewanderten zwei Verpflichtungen haben. Einerseits wird von ihnen eine vollständige Integration in ihre neue Heimat erwartet, in welcher sie leben. Dies schließt unter anderem Wirtschaft, Sozialwesen, Erziehung, Bildung, Politik und Kultur ein. Andererseits dürfen sie aber auch nicht die Sprache, Sitten und Gebräuche sowie den religiösen Glauben ihres Herkunftslandes vergessen.
Ich vergleiche gern die Zusammensetzung der Religionen eines Landes mit der Bepflanzung eines Gartens. In Deutschland und auch in Europa allgemein hat die Bepflanzung des religiösen Gartens ihren Ursprung in den katholischen, orthodoxen und protestantischen Kirchen und wird von deren Gemeinschaften geprägt. Dann wurde es im Laufe der Jahre mit anderen Religionen wie dem Judentum, dem Islam… verschönern. Die genannten Konfessionen haben zur Zivilisation der Menschheit – ähnlich wie verschiedene Blumen wie zum Beispiel Nelken, Chrysanthemen und Rosen – zur Schönheit eines Gartens beitragen. Sie haben geduftet und geblüht im spirituellen Garten Deutschlands und anderer Länder Europas. Für uns vietnamesische Buddhisten stellen nicht nur Wirtschaft und Bildung wichtige Aspekte des Lebens in Deutschland dar, sondern vor allem auch die hier geltenden Freiheitsrechte. Weil uns die Freiheit viel bedeutet, mussten wir unsere Heimat Vietnam verlassen. Zum Glück haben wir hier in Deutschland Zuflucht gefunden. Die Regierenden und die deutsche Bevölkerung haben uns in vieler Hinsicht sehr geholfen. Zum Ausdruck unseres Dankes haben wir Ihnen eine neue Blume aus Asien zur Verschönerung Ihres religiösen Gartens mitgebracht. Die Lotusblume verkörpert im Buddhismus Reinheit, Weisheit und Erleuchtung. Es ist ihr Duft, der Ihren spirituellen Garten um eine weitere Facette bereichert. Ich hoffe sehr, dass in Deutschland in Zukunft weitere religiöse Blumen erblühen und den bereits seit Jahrhunderten existierenden, spirituellen Garten unseres nun gemeinsamen Landes mit noch mehr Farben und Düften verschönern werden.
Der Buddhismus verkörpert Mitgefühl, Weisheit, Toleranz und Gleichberechtigung. Dies wird symbolisiert durch die Kraft der zwei Flügel eines Adlers. Eine Kraft wie diese wird unsere Welt zu einem bedeutungsvollen Leben in Frieden, Glückseligkeit und Zufriedenheit für die Menschheit geleiten.
Ich danke Ihnen für Ihre Aufmerksamkeit.
Thich Nhu Dien