KINH PHẬT DANH
QUYỂN 17
Bấy giờ, Tỳ-kheo Ưu-ba-ma-na rời chỗ ngồi đứng dậy, sửa áo bày vai bên phải, gối phải quỳ xuống đất, cung kính chắp tay thưa Ðức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Trong quá khứ có bao nhiêu Ðức Phật?
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo Ưu-ba-ma-na:
–Này Tỳ-kheo! Giống như trong hằng hà sa số thế giới, phía dưới đến tận Thủy luân, phía trên thấu tới trời Hữu đảnh, chứa đầy những hạt vi trần. Này Tỳ-kheo! Có người lấy tất cả hạt vi trần kia đi qua hằng hà sa số thế giới lại thả xuống một hạt. Cứ như thế, trải qua hằng hà sa số thế giới lại thả xuống một hạt cho đến hết những hạt vi trần kia. Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Hoặc vi trần được thả xuống hoặc không được thả xuống thì số vi trần ấy có thể đếm được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo:
–Này Tỳ-kheo! Có thể biết được số lượng của các hạt vi trần kia, nhưng số lượng các Ðức Phật trong quá khứ đồng danh hiệu với Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni đã vào Niết-bàn thì không thể biết được.
Này Tỳ-kheo! Ta biết các Ðức Phật trong quá khứ kia như hiện rõ trước mắt, mẹ các Ðức Phật kia đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn đồng danh hiệu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan-đà, huống gì là những danh hiệu cha mẹ, đất nước, đệ tử, thị giả khác nữa.
Này Tỳ-kheo! Bao nhiêu thế giới như thế, đối với những thế giới có dính vi trần hoặc không dính vi trần mà người ấy đã đi qua, phía dưới đến tận Thủy tế, phía trên thấu tới trời Hữu đảnh, lại có người thứ hai lấy một hạt vi trần của số vi trần trong bao nhiêu thế giới đã đi qua kia, với số lượng a-tăng-kỳ trăm ngàn vạn na-do-tha thế giới quốc độ Phật làm một bước, và cứ như thế, người ấy đi qua trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, lại thả xuống một hạt vi trần, như vậy cho đến hết những hạt vi trần kia. Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Số lượng các hạt vi trần có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo:
–Có thể biết số lượng các vi trần kia, nhưng số lượng các Ðức Phật có mẹ đồng danh hiệu, cha đồng danh hiệu, đất nước đồng danh hiệu, đệ tử, thị giả… đồng danh hiệu với Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni thì không thể biết được. Không chỉ riêng Ðức Phật Thích-ca mà Ðức Phật Bất Thắng Tràng, Ðức Phật Lô-na, Ðức Phật Vô Cấu Thắng Nhãn, Ðức Phật Vô Cấu Quang Minh Nhãn, Ðức Phật Quang Minh Thanh Tịnh Vương, Ðức Phật Thiện Vô Cấu Thanh Tịnh, Ðức Phật Thành Tựu Vô Biên Công Ðức Thắng Vương, Ðức Phật Bảo Quang Minh, Ðức Phật Tịch Tu, Ðức Phật Thanh Ðức, Ðức Phật Ba-đầu-ma Thắng, Ðức Phật Nhật Nguyệt, Ðức Phật Phổ Bảo Cái cũng như vậy.
Này Tỳ-kheo! Các ông nên quy mạng vô số Ðức Phật đồng danh hiệu như vậy.
Nam-mô Phổ Quang Minh Phấn Tấn Vương Phật. Nam-mô Phổ Chiếu Phật. Nam-mô Dược Vương Phật. Nam-mô Di-lưu Ðăng Vương Phật. Nam-mô Bảo Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Trí Thành Tựu Phật. Nam-mô Bảo Cái Phật. Nam-mô Phóng Viêm Phật. Nam-mô Vật Thành Tựu Phật. Nam-mô Xưng Trí Phật. Nam-mô Tam-muội Thắng Phật. Nam-mô Bảo Quán Phật. Nam-mô Bảo Kê-đô Phật. Nam-mô Thi-la-thí Phật. Nam-mô Ta-la Vương Phật. Nam-mô Bảo Ý Sơn Kê Đâu Vương Phật. Nam-mô Ðại Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Sơn Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Chiên-đà Phật. Nam-mô Kiến Nghĩa Phật. Nam-mô Tự Tại Tràng Phật. Nam-mô Ðại Di-lưu Phật. Nam-mô Vô Quang Thắng Phật. Nam-mô Ðại Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Ðại Trí Tràng Phật. Nam-mô Nhật Tạng Phật. Nam-mô Vô Úy Thượng Thắng Sơn Vương Phật. Nam-mô Phạm Tự Tại Phật. Nam-mô Dư Y Chỉ Hiệt Thanh Vương Phật. Nam-mô Trí Kê-đâu Phật. Nam-mô Trí Cự Trụ Trì Phật. Nam-mô Quá Nhất Thiết Thế Gian Phật. Nam-mô Pháp Chiếu Phật. Nam-mô Vô Cấu Quang Phật. Nam-mô Phổ Quang Phật. Nam-mô Nhất Thiết Thắng Phật. Nam-mô Tịch Tịnh Diệu Thanh Phật. Nam-mô Phổ Minh Phật. Nam-mô Thắng Sơn Vương Sư Tử Phấn Tấn Cảnh Giới Thanh Phật. Nam-mô Ðia Trụ Trì Phật. Nam-mô Công Ðức Vương Quang Phật. Nam-mô Trụ Trì Trí Ðình Liêu Phật. Nam-mô Lạc Thuyết Thắng Vương Phật. Nam-mô Kim Sắc Ba-đầu-ma Thành Vương Phật. Nam-mô Nan Thắng Phật. Nam-mô Bảo Tác Phật. Nam-mô Vô Lượng Thanh Phật. Nam-mô Thân Quang Phật. Nam-mô Long Thiên Phật. Nam-mô Thiên Lực Phật. Nam-mô Sư Tử Phật. Nam-mô Ly Tránh Quang Phật. Nam-mô Vô Thế Thiên Phật. Nam-mô Thắng Tích Phật. Nam-mô Nhân Vương Phật. Nam-mô Hoa Vương Phật. Nam-mô Hoa Thắng Phật. Nam-mô Phát Tinh Tấn Phật. Nam-mô Nhân-đà-la Kê-đâu Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Vô Cấu Quang Bồ-đề Bảo Hoa Bất Ðoạn Tuyệt Quang Minh Vương Phật. Nam-mô Bặc-chiêm Thượng Phật. Nam-mô Ý Phước Ðức Tự Tại Phật. Nam-mô Quán Thanh Vương Phật. Nam-mô Vô Cấu Oai Ðức Phật. Nam-mô Công Ðức Bảo Tập Hống Phật. Nam-mô Thành Tựu Ðức Phật. Nam-mô Thành Tựu Thắng Phật. Nam-mô Tư Hà Phật. Nam-mô Oai Ðức Phật. Nam-mô Cao Tu-di Sơn Phật. Nam-mô A-thâu thế giới Hiền Diệu Thắng Phật.
Thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng danh hiệu các Ðức Phật ấy thì chắc chắn đạt được tâm Bồ-đề bất thoái.
Nam-mô Nan-đà thế giới Chiên-đàn Thắng Phật.
Thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng danh hiệu Ðức Phật ấy thì chắc chắn được tâm thanh tịnh.
Nam-mô Bạt-đà thế giới Tịch Nhiễm Phật. Nam-mô Ý Trí Kê-đâu thế giới Phá Ma Lực Phật. Nam-mô Mãn Nguyệt thế giới Vô Ưu Phật. Nam-mô Kê-đâu Ý Thắng thế giới Bảo Trượng Phật. Nam-mô Ngữ Hống Thanh Thắng thế giới Hoa Thắng Phật. Nam-mô Sai-ma thế giới Tam-muội Phấn Tấn Phật. Nam-mô Quảng thế giới Thọ-đề Thắng Phật. Nam-mô Nguyệt Thắng thế giới Kim Cang Công Ðức Thân Phật. Nam-mô Quá khứ vô lượng vô biên Hải Thắng Phật.
Thiện nam nào xưng tán danh hiệu các Ðức Phật ấy thì chắc chắn được tâm Bồ-đề bất thoái.
Nam-mô Di-lưu Thắng Vương Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất, khi mới thành Phật, có tám mươi ức trăm ngàn vạn na-do-tha chúng Thanh văn, hội thứ hai có bảy mươi ức trăm ngàn vạn na-do-tha, hội thứ ba có sáu mươi ức trăm ngàn vạn na-do-tha, hội thứ tư có hai mươi lăm ức trăm ngàn vạn na-do-tha và cũng có vô lượng, vô biên trăm ngàn vạn na-do-tha Bồ-tát như thế.
Nam-mô Sư Tử Diệu Thanh Vương Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có chín mươi chín ức Thanh văn, hội thứ hai có chín mươi ức, hội thứ ba có chín mươi ba ức, hội thứ tư có chín mươi chín ức và cũng có vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát như thế.
Nam-mô Hoa Thắng Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có tám mươi ức Thanh văn và chúng Bồ-tát cũng như thế.
Nam-mô Diệu Hạnh Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có tám mươi ức Thanh văn và chúng Bồ-tát cũng như thế.
Nam-mô Vô Lượng Ðại Trang Nghiêm Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có tám mươi ức Thanh văn, hội thứ hai có bảy mươi ức, cho đến hội thứ mười cũng như vậy, và cũng có vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát như thế.
Nam-mô Phóng Viêm Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có chín mươi ức Thanh văn, hội thứ hai cho đến hội thứ mười cũng như vậy, và cũng có vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát như thế.
Nam-mô Nhất Thiết Quang Minh Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có na-do-tha ức Thanh văn và chúng Bồ-tát cũng như thế.
Nam-mô Vô Lượng Quang Minh Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có chín mươi sáu ức Thanh văn, hội thứ hai có chín mươi bốn ức, hội thứ ba có chín mươi ba ức và chúng Bồ-tát cũng như thế.
Nam-mô Thanh Ðức Phật. Ðức Phật ấy, vào hội thứ nhất có tám mươi ức Thanh văn, hội thứ hai có bảy mươi ức, hội thứ ba có sáu mươi ức, chúng Bồ-tát cũng như thế. Các người nên quy mạng chư Phật và Bồ-tát như thế.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Phải nên cung kính đảnh lễ Ðức Phật, Bồ-tát trong thế giới Thanh Tịnh Vô Cấu ở phương Nam: Như Văn-thù-sư-lợi hiện đang ở trong quốc độ Phật Phổ Kiến Như Lai.
Này Tỳ-kheo! Phải nên cung kính đảnh lễ bốn Bồ-tát Ðại sĩ:
- Bồ-tát Quang Minh Tràng hiện đang ở trong quốc độ Phật Vô Úy Như Lai ở phương Ðông.
- Bồ-tát Trí Thắng hiện đang ở trong quốc độ Phật Trí Tụ Như Lai ở phương Nam.
- Bồ-tát Tịch Căn hiện đang ở trong quốc độ Phật Trí Sơn Như Lai ở phương Tây.
- Bồ-tát Nguyện Ý Thành Tựu hiện đang ở trong quốc độ Phật Na-la-diên Như Lai ở phương Bắc.
Tỳ-kheo Ma-ha-nam lại hỏi Như Lai Thế Tôn:
–Bạch Thế Tôn! Trong quá khứ có bao nhiêu Ðức Phật đã nhập Niết-bàn?
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo Ma-ha-nam:
–Nay ông lắng nghe, Ta sẽ giảng nói cho ông.
Này Tỳ-kheo! Hằng hà sa số thế giới ở phương Ðông, hằng hà sa số thế giới ở phương Nam, hằng hà sa số thế giới ở phương Tây, hằng hà sa số thế giới ở phương Bắc, hằng hà sa số thế giới ở phương Trên, Dưới, bốn phía, tất cả thế giới ấy chứa đầy cả những hạt vi trần.
Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Số lượng các vi trần như thế có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:
–Số lượng những hạt vi trần ấy có thể biết được, nhưng các Ðức Phật đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni trong quá khứ đã nhập Niết-bàn không thể biết được.
Này Tỳ-kheo! Ta biết các Ðức Phật trong quá khứ như hiện trước mắt, mẹ các Ðức Phật kia đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn đồng danh hiệu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan-đà, huống gì các danh hiệu cha mẹ, đất nước, đệ tử, thị giả khác nữa.
Này Tỳ-kheo! Với số vi trần chứa đầy trong bao nhiêu thế giới kia có một người lấy từng hạt vi trần, đi qua bao nhiêu thế giới như số vi trần ấy, với số lượng a-tăng-kỳ trăm ngàn vạn na-do-tha thế giới quốc độ Phật làm một bước, cứ như thế, người kia đi qua trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, lại thả xuống một hạt vi trần, như vậy cho đến hết những hạt vi trần ấy. Ý ông nghĩ sao? Số lượng các hạt vi trần có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo:
–Số lượng những hạt vi trần ấy có thể biết được, nhưng các Ðức Phật trong quá khứ đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, mẹ đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn đồng danh hiệu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan-đà thì số lượng ấy không thể biết được.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Lại có người lấy tất cả số vi trần trong thế giới kia đi qua bằng số thế giới nhiều như vi trần kia làm một bước, lại đi qua bao nhiêu trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, cứ mỗi bước thả xuống một hạt vi trần, như vậy cho đến hết số vi trần ấy. Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Số lượng các hạt vi trần đó có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:
–Số lượng những hạt vi trần kia có thể biết được, nhưng các Ðức Phật trong quá khứ đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, mẹ đồng danh hiệu, cha đồng danh hiệu, đất nước đồng danh hiệu, đệ tử đồng danh hiệu, thị giả đồng danh hiệu thì không thể biết được. Này Tỳ-kheo! Người thứ năm, người thứ sáu, người thứ bảy, người thứ tám, người thứ chín, người thứ mười cũng như vậy.
Này Tỳ-kheo! Lại có người thứ mười một, người ấy chỉ lấy một hạt vi trần trong bao nhiêu số vi trần kia, nghiền ra nhiều như số lượng vi trần trong mười phương thế giới. Và như vậy, những hạt vi trần khác cũng đem nghiền ra, chia từng phần thành bao nhiêu số thế giới vi trần như thế. Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Số lượng hạt vi trần đó có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo:
–Lại có người lấy bao nhiêu quốc độ Phật nhiều như số vi trần làm một bước, đi đến thế giới phương Ðông thả xuống một hạt vi trần, cho đến hết số vi trần. Các thế giới ở phương Ðông, hoặc được thả vi trần, hoặc không được thả vi trần, phía dưới đến tận Thủy tế, phía trên thấu tới trời Hữu đảnh chứa đầy cả vi trần. Này Tỳ-kheo! Ý ông nghĩ sao? Số lượng các hạt vi trần đó có thể biết được chăng?
Tỳ-kheo đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo:
–Số lượng vi trần kia có thể biết được, nhưng trong đời quá khứ, các Ðức Phật đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni đã vào Niết-bàn, số lượng không thể biết được. Mẹ đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn đồng danh hiệu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan-đà còn không thể biết được, huống gì có các danh hiệu khác nữa.
Này Tỳ-kheo! Ta trụ ở đời bao nhiêu kiếp số nhiều như vi trần chỉ nói đồng một danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni còn không thể cùng tận. Như thế đồng danh hiệu Ðức Phật Nhiên Ðăng, Ðức Phật Ðề Bà Diên, Ðức Phật Ðăng Quang Minh, Ðức Phật Nhất Thiết Thắng, Ðức Phật Ba-đầu-ma Thắng, Ðức Phật Tỳ-bà-thi, Ðức Phật Thi-khí, Ðức Phật Tỳ-xá-phù, Ðức Phật Câu-lưu-tôn, Ðức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Ðức Phật Ca-diếp đã nhập Niết-bàn và những danh hiệu về mẹ cho đến những danh hiệu về thị giả khác ta biết rõ như hiện trước mắt. Vì thế, các ông phải cung kính đảnh lễ các Ðức Phật.
Tỳ-kheo Ưu-ba-ma-na bạch Ðức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai có bao nhiêu Ðức Phật?
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo Ưu-ba-ma-na:
–Hôm nay, ông hãy lắng nghe, Ta sẽ giảng nói cho ông.
Này Tỳ-kheo! Ðời vị lai, trong kiếp Tinh Tú, có ba trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ðại Kê-đâu, lại có mười ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Trang Nghiêm Vương. Trong kiếp Hoa Tác có một ức trăm ngàn vạn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Bồ-đề Giác Hoa.
Lại trong kiếp Hữu có tám ngàn Ðức Phật Tần-bà-la ra đời đồng danh hiệu Ly Ái Phật. Trong kiếp Ða-lô-ba-ma có sáu ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Tán Hoa. Trong kiếp Thắng Thính ở thế giới Ta-la Tự Tại Cao Tràng có mười ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Thanh Tịnh Ưu-ba-la Hương Sơn. Trong kiếp Phổ Hoa có một ngàn tám trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ly Vọng. Lại trong kiếp Hữu có một ngàn ba trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Phạm Thanh. Lại trong kiếp Hữu có ba mươi ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni. Lại trong kiếp Hữu có tám ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nhiên Ðăng. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Hoan Hỷ. Lại trong kiếp Hữu có ba ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Phất Sa. Lại trong kiếp Hữu có tám mươi ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ta-la Tự Tại Vương. Lại trong kiếp Hữu có ba trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ba-đầu-ma Thắng.
Lại trong kiếp Hữu có năm trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ba-đa-bà. Lại trong kiếp Hữu có ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Diêm-phù-đàn. Lại trong kiếp Hữu có một ngàn hai trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Kiến Nhất Thiết Nghĩa. Lại trong kiếp Hữu có ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Câu-lân. Lại trong kiếp Hữu có chín ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ca-diếp. Lại trong kiếp Hữu có mười tám Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nhân-đà-la Tràng.
Lại trong kiếp Hữu có mười lăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nhật Phật. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ðại Trang Nghiêm. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nhân-đà Tráng. Lại trong kiếp Hữu có năm trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nhật Phật. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ðại Trang Nghiêm. Lại trong kiếp Hữu có sáu ngàn hai trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Tịch Hành. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Ta-la Tự Tại Vương. Lại trong kiếp Hữu có tám ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Kiên Tinh Tấn. Lại trong kiếp Hữu có trăm ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Quyết Ðịnh Quang Minh. Lại trong kiếp Hữu có tám mươi ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Thật Pháp Quyết Ðịnh. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi hai ức Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Tỳ-lưu-ly. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Diệu Ba-đầu-ma Phật. Lại trong kiếp Hữu có bốn mươi ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Nguyện Trang Nghiêm. Lại trong kiếp Hữu có năm trăm Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Hoa Thắng Vương. Lại trong kiếp Hữu có bốn mươi ức na-do-tha Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Diệu Thanh. Lại trong kiếp Hữu có ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Công Ðức Cái An ẨnTự Tại Vương. Lại trong kiếp Hữu có sáu mươi ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Kiên Tu Nhu Nhu. Lại trong kiếp Hữu có số lượng mười vi trần cõi Phật trăm ngàn vạn bất khả thuyết, bất khả thuyết Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Phổ Hiền. Lại trong kiếp Hữu có bảy ngàn Ðức Phật ra đời đồng danh hiệu Pháp Trang Nghiêm Vương.
Này Tỳ-kheo! Nói tóm lại, trong vị lai có vô lượng, vô biên bất khả thuyết, bất khả thuyết và không thể cùng tận chư Phật. Này Tỳ-kheo!
Các ông phải nên nhất tâm quy mạng các Ðức Phật như vậy.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải, gối phải quỳ xuống đất, chắp tay cung kính thưa Phật:
–Bạch Thế Tôn! Trong đời hiện tại có bao nhiêu Ðức Phật?
Ðức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:
–Ông có thấy thân hiện tại của ta chăng?
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
–Bạch Thế Tôn! Ðúng như vậy, hôm nay con thực sự thấy thân của Phật.
Ðức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:
–Hôm nay, ta thấy vô lượng, vô biên bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới trong mười phương và chư Phật đồng danh hiệu với ta là Thích-ca Mâu-ni ở những thế giới đó như ông thấy ta không khác.
Ðồng danh hiệu Ðức Phật Nhiên Ðăng, đồng danh hiệu Ðức Phật Tỳ-bà-thi, đồng danh hiệu Ðức Phật Thi-khí, đồng danh hiệu Ðức Phật Tỳ-xá-phù, đồng danh hiệu Ðức Phật Câu-lưu-tôn, đồng danh hiệu Ðức Phật Câu-na-hàm, đồng danh hiệu Ðức Phật Ca-diếp cũng như vậy.
Này Xá-lợi-phất! Nói tóm lại, nếu ta dùng một kiếp, hoặc trăm ngàn vạn na-do-tha kiếp để nói về chư Phật đồng danh hiệu thì không thể cùng tận, huống gì là các Ðức Phật có danh hiệu khác. Chư Phật này là những bậc đầu tiên chỉ dạy cho Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi phát tâm đạo quả Bồ-đề vô thượng. Này Xá-lợi-phất! Các ông nên nhất tâm quy mạng chư Phật như vậy. Này Xá-lợi-phất! Trong kiếp hiện tại có năm trăm Ðức Phật đồng danh hiệu Trí Tràng. Lại có kiếp có năm trăm Ðức Phật đồng danh hiệu Pháp Tràng. Lại có kiếp có sáu mươi hai Ðức Phật đồng danh hiệu Nhiên Cự. Lại có kiếp có sáu mươi hai Ðức Phật đồng danh hiệu Thi-khí. Lại có kiếp có ngàn Ðức Phật đồng danh hiệu Nhiên Ðăng Ðơn Ðồ Tự Tại Vương Thanh. Lại có kiếp có hai ngàn Ðức Phật không đồng danh hiệu, hoặc hiệu Trí Thắng, hoặc hiệu Nhiên Ðăng Vương, hoặc hiệu Pháp Thắng, hoặc hiệu Phạm Thắng.
Này Xá-lợi-phất! Các ông nên chí tâm quy mạng các Ðức Phật như vậy.
Này Xá-lợi-phất! Lại có Ðức Phật hiệu là Diệu Thanh Phần Thanh, Ðức Phật Diệu Thanh Phần Thanh tuổi thọ đủ sáu vạn năm.
Vượt qua phương Ðông có Phật hiệu Trí Tự Tại Lưỡng Túc Tôn, Ðức Như Lai Trí Tự Tại tuổi thọ đủ mười hai ngàn năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Trí Tự Tại có Phật hiệu Oai Ðức Tự Tại Lưỡng Túc Tôn, Ðức Phật Oai Ðức Tự Tại tuổi thọ đủ bảy mươi sáu ngàn năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Oai Ðức Tự Tại có Phật hiệu Ma-hê-thủ-la, Ðức Phật Ma-hê-thủ-la tuổi thọ đủ một ức năm. Vượt qua Ðức Phật Ma-hê-thủ-la có Phật hiệu Phạm Thanh, Ðức Phật Phạm Thanh tuổi thọ đủ mười ức năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Phạm Thanh có Phật hiệu Ðại Chúng Tự Tại, Ðức Phật Ðại Chúng Tự Tại tuổi thọ đủ sáu mươi ngàn năm.
Vượt qua Ðức Thế Tôn Ðại Chúng Tự Tại có Phật hiệu Thanh Tự Tại, Ðức Phật Thanh Tự Tại tuổi thọ đủ một ức năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Thanh Tự Tại có Phật hiệu Thắng Thanh, Ðức Phật Thắng Thanh tuổi thọ đủ trăm ức năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Thắng Thanh có Phật hiệu Nguyệt Diện, Ðức Phật Nguyệt Diện tuổi thọ đủ một ngày một đêm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Nguyệt Diện có Phật hiệu Nhật Diện, Ðức Phật Nhật Diện tuổi thọ đủ một ngàn tám trăm năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Nhật Diện có Phật hiệu Phạm Diện, Ðức Phật Phạm Diện tuổi thọ đủ hai mươi ba ngàn năm. Vượt qua Ðức Thế Tôn Phạm Diện có Phật hiệu Phạm A-ta-bà, Ðức Phật Phạm A-ta-bà tuổi thọ đủ một ngàn tám trăm năm.
Này Xá-lợi-phất! Các ông nên quy mạng chư Phật như thế.
Này Xá-lợi-phất! Ở trong một kiếp có hai trăm Ðức Phật ra đời, ta sẽ giảng nói về danh hiệu của các Ðức Phật ấy, ông nên quy mạng: Nam-mô Bất Khả Hiền Thâm Phật. Nam-mô Xưng Danh Phật. Nam-mô Oai Ðức Phật. Nam-mô Xưng Hống Phật. Nam-mô Xưng Thượng Phật. Nam-mô Thanh Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Trí Thắng Phật. Nam-mô Trí Giải Phật. Nam-mô Hiệt Tuệ Phật. Nam-mô Trí Thông Phật. Nam-mô Trí Thành Tựu Phật. Nam-mô Trí Cúng Dường Phật. Nam-mô Trí Diệu Phật. Nam-mô Trí Viêm Phật. Nam-mô Trí Dũng Mãnh Phật. Nam-mô Tịnh Thượng Phật. Nam-mô Phạm Thiên Phật. Nam-mô Thiện Phạm Thiên Phật. Nam-mô Tịnh Bà-tẩu Phật. Nam-mô Diệu Phạm Thanh Phật. Nam-mô Phạm Tự Tại Phật. Nam-mô Phạm Thiên Tự Tại Phật. Nam-mô Nhân-na-đà Phật. Nam-mô Phạm Hống Phật. Nam-mô Phạm Ðức Phật. Nam-mô Oai Ðức Lực Phật. Nam-mô Oai Ðức Tự Tại Phật. Nam-mô Thiện Oai Ðức Phật. Nam-mô Oai Ðức Tuyệt Luân Vô Năng Chế Phục Phật. Nam-mô Oai Ðức Khởi Phật. Nam-mô Thiện Quyết Ðịnh Oai Ðức Phật. Nam-mô Oai Ðức Thiên Phật. Nam-mô Oai Ðức Thắng Phật. Nam-mô Kinh Bố Phật. Nam-mô Kinh Bố Ý Phật. Nam-mô Kinh Bố Tuệ Phật. Nam-mô Kinh Bố Chúng Sinh Phật. Nam-mô Kinh Bố Diện Phật. Nam-mô Kinh Bố Khởi Phật. Nam-mô Oai Ðức Quyết Ðịnh Tất Cánh Phật. Nam-mô Oai Ðức Thiên Phật. Nam-mô Kinh Bố Thật Phật. Nam-mô Kiến Kinh Bố Phật. Nam-mô Thiện Nhãn Phật. Nam-mô Nguyệt Thắng Phật. Nam-mô Thâm Thanh Phật. Nam-mô Vô Biên Thanh Phật. Nam-mô Tịnh Thanh Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Thanh Phật. Nam-mô Vô Lượng Thanh Phật. Nam-mô Phóng Thanh Phật. Nam-mô Hàng Phục Ma Lực Thanh Phật. Nam-mô Trụ Trì Thanh Phật. Nam-mô Thiện Mục Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Diện Phật. Nam-mô Thiện Chiếu Phật. Nam-mô Vô Biên Nhãn Phật. Nam-mô Phổ Nhãn Phật. Nam-mô Xưng Nhãn Phật. Nam-mô Nhãn Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Bất Khả Hiềm Nhãn Phật. Nam-mô Ðiều Nhu Phật. Nam-mô Ðiều Phục Thân Tâm Phật. Nam-mô Thân Tâm Nhu Nhuyến Phật. Nam-mô Ðiều Nhãn Phật. Nam-mô Thiện Ðiều Tâm Phật. Nam-mô Thiện Tịch Căn Phật. Nam-mô Thiện Tịch Ý Phật. Nam-mô Thiện Tịch Diệu Phật. Nam-mô Thiện Tịch Hạnh Phật. Nam-mô Thiện Tịch Khứ Phật. Nam-mô Thiện Tịch Bỉ Ngạn Phật. Nam-mô Thiện Tịch Dũng Mãnh Phật. Nam-mô Thiện Tịch Trụ Thắng Phật. Nam-mô Thiện Tịch Tịnh Tâm Phật. Nam-mô Chúng Thượng Thủ Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Hữu Chúng Phật. Nam-mô Chúng Tự Tại Phật. Nam-mô Thắng Chúng Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Trí Phật. Nam-mô Ðại Chúng Tự Tại Phật. Nam-mô Chúng Dũng Mãnh Phật. Nam-mô Phóng Diệu Hương Phật. Nam-mô Pháp Lực Phật. Nam-mô Pháp Kê-đâu Phật. Nam-mô Pháp Hạnh Phật. Nam-mô Pháp Bảo Phật. Nam-mô Pháp Lực Phật. Nam-mô Pháp Vương Phật. Nam-mô Thiện Pháp Phật. Nam-mô Pháp Dũng Mãnh Phật. Nam-mô Pháp Lạc Quyết Ðịnh Phật. Nam-mô Thật Pháp Quyết Ðịnh Nhất kiếp trung bát thập ức đồng danh Quyết Ðịnh Phật. Trong kiếp thứ hai cũng có tám mươi ức đồng danh hiệu Quyết Ðịnh Phật.
Vượt qua Ðức Phật Quyết Ðịnh có Phật hiệu Thắng Thành Tựu, cũng nên nhất tâm đảnh lễ.
Nam-mô An Ẩn Phật. Nam-mô Câu-lân Phật. Nam-mô Thiện Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Thiện Nhãn Phật. Nam-mô Ðầu-đa-la-tra Phật. Nam-mô Tỳ-lưu-bác-xoa Phật. Nam-mô Thiện Nhãn Phật. Nam-mô Diệu Nhãn Phật. Nam-mô Thiện Kiến Phật. Nam-mô Thiện Giải Phật. Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Diệu Khứ Phật. Nam-mô Ðại Thắng Phật. Nam-mô Chiên-đàn Phật. Nam-mô Thiện Ðộ Phật. Nam-mô Diệt Ác Phật. Nam-mô Ðại Công Ðức Phật. Nam-mô Ma-lê-chi Phật. Nam-mô Quang Minh Phật. Nam-mô Mãn Nguyệt Phật. Nam-mô Tịnh Danh Phật. Nam-mô Tịnh Ðức Phật. Nam-mô Tịnh Trụ Phật. Nam-mô Hỷ Thắng Phật. Nam-mô Nguyệt Tràng Phật. Nam-mô Bảo Khởi Phật. Nam-mô Vô Úy Phật. Nam-mô Nhiên Ðăng Phật. Nam-mô Pháp Diệu Phật. Nam-mô Cao Kế Phật. Nam-mô Xưng Diệu Phật. Nam-mô Thứ Thắng Diệu Thích-ca Mâu-ni Phật. Nam-mô Cát-sa Phật. Nam-mô Phất-sa Phật. Nam-mô Tỳ-bà-thi Phật. Nam-mô Thi-khí Phật. Nam-mô Tỳ-xá-phù Phật. Nam-mô Câu-lưu-tôn Phật. Nam-mô Câu-na-hàm Mâu-ni Phật. Nam-mô Ca-diếp Phật.
Ðức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:
–Hiện tại trong thế giới Khả Lạc ở phương Ðông có Phật hiệu A-súc, các ông phải nhất tâm đảnh lễ.
Nam-mô Nhật Tạng Phật. Nam-mô Long Vương Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Nhật Tác Phật. Nam-mô Long Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Tự Tại Phật. Nam-mô Xưng Quang Minh Phật. Nam-mô Sơn Thành Phật. Nam-mô Phổ Diệu Phật. Nam-mô Phổ Bảo Phật. Nam-mô Xưng Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Hành Pháp Hành Xưng Phật. Nam-mô Sơ Trí Tuệ Phật. Nam-mô Trí Sơn Phật. Nam-mô Nhật Quang Minh Phật. Nam-mô Sinh Thắng Phật. Nam-mô Di-lưu Tạng Phật. Nam-mô Trí Hải Phật. Nam-mô Ðại Tinh Tấn Phật. Nam-mô Cao Sơn Thắng Phật. Nam-mô Công Ðức Tạng Phật. Nam-mô Trí Pháp Giới Phật. Nam-mô Vô Úy Tự Tại Phật. Nam-mô Ðại Tinh Tấn Thành Tựu Phật. Nam-mô Trí Thành Tựu Phật. Nam-mô Vô Ngại Vương Phật. Nam-mô Ðịa Lực Tinh Tấn Phật. Nam-mô Trì Hạnh Phật. Nam-mô Lực Vương Phật. Nam-mô Thiện Kiến Phật. Nam-mô Pháp Quang Minh Vương Phật. Nam-mô Hàng Phục Ma Phật. Nam-mô Bất Ðoạn Viêm Phật. Nam-mô Công Ðức Sơn Phật. Nam-mô Trí Tế Phật. Nam-mô Vô Chướng Lực Vương Phật. Nam-mô Thiện Tư Duy Phật. Nam-mô Sư Tử Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Giới Quang Minh Phật. Nam-mô Khoái Thắng Vương Phật. Nam-mô Vô Tận Trí Tạng Phật. Nam-mô Bảo Diện Thắng Phật. Nam-mô Trí Ba-bà Phật. Nam-mô Quyết Ðịnh Xưng Phật. Nam-mô Vô Biên Quán Vương Phật, Nam Vô Pháp Hoa Vũ Phật. Nam-mô Tác Quang Minh Phật. Nam-mô Cao Sơn Vương Phật. Nam-mô ThànhTựu Pháp Luân Vương Phật. Nam-mô Vô Cấu Nhãn Phật. Nam-mô Ðại Danh Thanh Ðức Phật. Nam-mô Vô Ngại Trí Lực Vương Phật. Nam-mô Vô Ngại An Ẩn Phật. Nam-mô Tịch Môn Phật. Nam-mô Phước Ðức Lực Tinh Tấn Phật. Nam-mô Trí Y Vương Phật. Nam-mô Pháp Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Vô Phương An Ẩn Phật. Nam-mô Trí Thành Tựu Phật. Nam-mô Ðại Lực Di-lưu Tạng Phật. Nam-mô Quán Công Ðức Tinh Tấn Phật. Nam-mô Ðắc Vô Chướng Bất Mê Phật. Nam-mô Hương Quang Minh Phật. Nam-mô Công Ðức Tụ Tập Vương Phật. Nam-mô Pháp Tế Ðể Phật. Nam-mô Thanh Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Hộ Thanh Phật. Nam-mô Chủng Chủng Lực Tinh Tấn Vương Phật. Nam-mô Bảo Quang Minh Thắng Vương Phật. Nam-mô Quá Nhất Thiết Tu-di Sơn Vương Phật. Nam-mô Bảo Di-lưu Phật. Nam-mô Bất Ðộng Pháp Phật. Nam-mô Kiên Cố Cái Vương Phật. Nam-mô Phổ Công Ðức Phật. Nam-mô Pháp Ta-la Di-lưu Phật. Nam-mô Tụ Tập Trí Thanh Phật. Nam-mô Trí Viêm Hoa Nguyệt Vương Phật. Nam-mô Long Vương Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Ưu-đàm Mạt Hoa Vương Phật. Nam-mô Chân Kim Sắc Vương Phật. Nam-mô Tăng Trưởng Pháp Tràng Vương Phật. Nam-mô Chiên-đàn Ba-la Quang Phật. Nam-mô Trụ Trì Công Ðức Xưng Phật. Nam-mô Kiên Cố Ý Tinh Tấn Phật. Nam-mô Nhiên Trần Ðăng Phật. Nam-mô Tinh Tấn Bộ Phật. Nam-mô Vô Biên Kiên Cố Tràng Phật. Nam-mô Tối Pháp Xưng Phật. Nam-mô Pháp Vương Phật. Nam-mô Hàng Phục Ðại Chúng Phật. Nam-mô Hữu Quang Viêm Hoa Cao Sơn Phật. Nam-mô Trí Thắng Chiếu Phật. Nam-mô Tài Oai Ðức Nhiên Ðăng Phật. Nam-mô Vô Tránh Vô Úy Phật. Nam-mô Trí Hóa Thanh Phật. Nam-mô Nhị Luân Thành Tựu Phật. Nam-mô Diệu Thân Cái Phật. Nam-mô Thắng Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Sư Tử Tòa Thiện Tọa Phật. Nam-mô Phóng Nguyệt Hoa Quang Vương Phật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Chư Phật hiện tại ở phương Nam, các ông phải nên nhất tâm cung kính đảnh lễ.
Nam-mô Pháp Tự Tại Hống Phật. Nam-mô Sư Tử Phấn Tấn Vương Phật. Nam-mô Sơ Phát Tâm Hương Tự Tại Ta-la Phật. Nam-mô Na-la-diên Tự Tại Tạng Di-lưu Thắng Phật. Nam-mô Bảo Sơn Tinh Tấn Tự Tại Tập Công Ðức Phật. Nam-mô Thọ-đề Tạng Phật. Nam-mô Tinh Tú Phương Tiện Xưng Phật. Nam-mô Công Ðức Lực Ta-la Vương Phật. Nam-mô Diệu Thanh Hống Phấn Tấn Phật. Nam-mô Ðắc Nhất Thiết Chúng Sinh Ý Phật. Nam-mô Ðại Ý Phật. Nam-mô Diệu Thanh Phật. Nam-mô Bảo Ðà Sơn Phật. Nam-mô Pháp Vân Hống Thanh Phật. Nam-mô Hương Ba-đầu-ma Tinh Tấn Vương Thành Tựu Phật. Nam-mô Vô Cấu Quang Minh Phật. Nam-mô Quang Ba-bà-tra Phật. Nam-mô Công Ðức Tích Phật. Nam-mô Nhân Duyên Quang Minh Phật. Nam-mô Vô Biên Công Ðức Vương Phật. Nam-mô Tăng Trưởng Nhãn Phật. Nam-mô Sư Tử Thanh Phấn Tấn Phật. Nam-mô Thiên Lực Sư Tử Phấn Tấn Phật. Nam-mô Quán Pháp Phật. Nam-mô Pháp Hoa Thông Phật. Nam-mô Kính Pháp Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Kiên Tinh Tấn Hành Phấn Tấn Phật. Nam-mô Tự Tinh Tấn Phật. Nam-mô Di-lưu Quang Phật. Nam-mô Công Ðức A-ni-la Phật. Nam-mô Tịnh Căn Phật. Nam-mô Hoán Trí Phật. Nam-mô Trí Tuệ Tác Phật. Nam-mô Bất Phá Quảng Tuệ Phật. Nam-mô Lực Tuệ Phật. Nam-mô Ưu-đầu-bát Phật. Nam-mô Pháp Kiên Cố Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Kiên Cố Ý Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Bình Ðẳng Tu-di Sơn Diện Phật. Nam-mô Phát Xả Thành Tựu Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Tạng Phật. Nam-mô Nhất Thiết Chúng Sinh Tự Tại Phật. Nam-mô Thắng Nghiệp Thanh Tịnh Kiến Phật. Nam-mô Trí Tự Tại Phật. Nam-mô Thiện Khoái Phấn Tấn Phật. Nam-mô Vô Chướng Vô Trước Tinh Tấn Phật. Nam-mô Thế Gian Tự Tại Phật. Nam-mô Quảng Pháp Hạnh Phật. Nam-mô Công Ðức Thành Tựu Phật. Nam-mô Bất Khiếp Nhược Thành Tựu Phật. Nam-mô Thành Như Ý Thông Phật. Nam-mô Như Quán Pháp Phật. Nam-mô Chiên-đàn Tu Phật. Nam-mô Kính Trọng Giới Vương Phật. Nam-mô Bảo Danh Phật. Nam-mô Long Vương Tự Tại Thanh Phật. Nam-mô Ðại Trí Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Vô Cô Ðộc Công Ðức Phật. Nam-mô A-la-ma Phật. Nam-mô Bất Diệt Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Tịnh Công Ðức Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Tự Tại Tướng Hảo Trang Nghiêm Xưng Phật. Nam-mô Hành Tự Tại vương Phật. Nam-mô Pháp Hoa Di-lưu Phật. Nam-mô Pháp Tánh Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Nguyện Mãn Túc Phật. Nam-mô Ðại Xả Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Thiên Pháp Vô Úy Phật. Nam-mô Hữu Tự Tại Thành Tựu Phật. Nam-mô Lạc Pháp Phấn Tấn Phật. Nam-mô Tịch Vương Phật. Nam-mô Giải Thoát Vương Phật. Nam-mô Kiên Di-lưu Phật. Nam-mô Như Ý Lực Ðiện Vương Phật.
Tiếp theo, đảnh lễ mười hai bộ loại tôn kinh Ðại Tạng Pháp Luân và đảnh lễ các Ðại Bồ-tát trong mười phương:
Nam-mô Sằn-đề Bồ-tát. Nam-mô Vi-lam Bồ-tát. Nam-mô Thượng Bảo Nguyệt Bồ-tát. Nam-mô Oai Nghi Bồ-tát. Nam-mô Bất Hư Ðức Bồ-tát. Nam-mô Bảo Minh Bồ-tát. Nam-mô Lạc Thuyết Ðảnh Bồ-tát. Nam-mô Tuệ Ðảnh Bồ-tát. Nam-mô Nhất Thiết Dũng Kiện Bồ-tát. Nam-mô Phá Ám Bồ-tát. Nam-mô Công Ðức Bảo Bồ-tát. Nam-mô Hoa Oai Ðức Bồ-tát. Nam-mô Ly Ác Ðạo Bồ-tát. Nam-mô Vân Ấm Bồ-tát. Nam-mô Xuất Quá Bồ-tát. Nam-mô Ðảnh Tướng Bồ-tát. Nam-mô Sơn Tướng Bác Vương Bồ-tát. Nam-mô Diệu Sinh Bồ-tát. Nam-mô Ðế Võng Bồ-tát. Nam-mô Bảo Thí Bồ-tát. Nam-mô Phá Ma Bồ-tát. Nam-mô Ðịnh Tự Tại Vương Bồ-tát. Nam-mô Pháp Tự Tại Vương Bồ-tát. Nam-mô Pháp Tướng Bồ-tát. Nam-mô Thường Thảm Bồ-tát. Nam-mô Chấp Bảo Cự Bồ-tát. Nam-mô Minh Võng Bồ-tát. Nam-mô Vô Duyên Quán Bồ-tát. Nam-mô Hoại Ma Bồ-tát. Nam-mô Ðại Mục Pháp vương tử. Nam-mô Từ Vương Pháp vương tử. Nam-mô Phạm Âm Pháp vương tử. Nam-mô Diệu Sắc Pháp vương tử. Nam-mô Chiên-đàn Lâm Pháp vương tử. Nam-mô Sư Tử Hống Âm Pháp vương tử. Nam-mô Diệu Thanh Pháp vương tử. Nam-mô Diệu Sắc Hình Mạo Pháp vương tử. Nam-mô Chủng Chủng Trang Nghiêm Pháp vương tử. Nam-mô Thích Tràng Pháp vương tử. Nam-mô Ðảnh Sinh Pháp vương tử.
Quy mạng vô lượng, vô biên các Ðại Bồ-tát trong thế giới khắp mười phương như vậy.
Cung kính đảnh lễ các hàng Thanh văn, Duyên giác và tất cả Hiền thánh.
Ðảnh lễ chư Phật xong tiếp theo sám hối. Phép sám hối chính là sửa đổi những lỗi lầm đã qua, bỏ điều ác làm điều thiện. Con người sống trong cõi đời ai mà chẳng có lỗi lầm. Hàng hữu học mất chánh niệm còn khởi lên phiền não, bậc La-hán kiết tận còn động nghiệp thân, khẩu, huống gì kẻ phàm phu mà không có lỗi. Những người trí biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm, còn kẻ ngu si che giấu, lỗi lầm càng thêm rối rắm, vì thế mà tích tập tăm tối lâu dài, không biết khi nào giác ngộ. Nếu ai biết hổ thẹn phát lồ sám hối chẳng những diệt trừ tội lỗi mà còn tăng thêm vô lượng công đức, gieo trồng quả Niết-bàn vi diệu của Như Lai. Nếu ai muốn thực hiện pháp sám hối này, trước hết bên ngoài có thái độ nghiêm trang chiêm ngưỡng tôn tượng, bên trong khởi tâm cung kính hết sức chí thành nương theo pháp tướng, chí tâm suy nghĩ hai điều:
Thứ nhất: Tự nghĩ thân ta đây khó có thể giữ gìn được, một mai tan rã không biết bao giờ được lại thân này. Nếu không gặp chư Phật cùng các vị Hiền thánh mà bỗng nhiên lại gặp bạn ác thì tạo thêm nhiều tội lỗi, bị rơi vào hố sâu, đường hiểm.
Thứ hai: Lại nghĩ: Mặc dầu trong đời này ta gặp được chánh pháp của Như Lai, làm đệ tử Ðức Phật, pháp đệ tử là kế thừa dòng Thánh làm thanh tịnh thân, khẩu, ý, sống theo pháp thiện, nhưng ngày nay chúng ta lại cùng nhau làm việc ác, còn che giấu cho là người này không biết, người kia không thấy, cứ che giấu trong tâm không biết hổ thẹn, đó là điều hết sức ngu si trong thiên hạ.
Vậy thì hiện tại có chư Phật trong mười phương, chư Ðại Bồ-tát, chư Hiền thánh Tăng, chẳng lẽ không dùng Thiên nhãn để thấy những lỗi lầm của chúng ta đã làm hay sao? Vả lại, các thần linh ở chốn u hiển ghi chép tội phước không sai sót một chút nào.
Nói về người tạo tội, sau khi qua đời bị ngục tốt đầu trâu bắt thần hồn đem đến trước vua Diêm vương để tra xét hỏi điều phải trái.
Trong lúc ấy, tất cả những người oán thù đều đến làm chứng, họ nói: “Trước đây ông mổ tôi, giết tôi, nấu, hầm, rang, nướng tôi…”. Hoặc nói: “Trước đây ông cướp đoạt lấy hết tiền của của tôi, chia rẽ bà con của tôi. Ðến hôm nay tôi mới có điều kiện gặp ông, nay chứng cứ trước mắt ông còn che giấu được sao? Thôi hãy cam lòng thọ nhận phần tai họa đã gây ra đi.”
Như trong kinh có nói rõ: Trong địa ngục không bao giờ xử phạt oan người nào. Nếu ai gây nên tội lỗi, tuy đã quên mất, thì những nơi làm ác khi người ấy còn sống đều hiện ra trước mắt nói: “Ngày xưa ở bên tôi, ông đã làm điều tội lỗi như thế, nay ông che giấu được sao?
Khi ấy, người có tội không còn chỗ che giấu. Lúc đó, vua Diêm-ma-la nghiến răng chửi mắng, sai người đẩy vào địa ngục, trải qua suốt năm cùng kiếp tận không biết cách nào thoát ra khỏi. Việc này không xa lạ, cũng không liên quan gì đến người khác, chính ta làm thì ta phải chịu lấy; dù ruột thịt như cha con nhưng mỗi khi quả báo đối mặt thì cũng không thay thế cho nhau được. Vì vậy nay được làm người với thân thể khỏe mạnh không bệnh tật, mỗi người tự nỗ lực tranh đua với tánh mạng mình, phát sinh sự sợ hãi, kẻo khi cái chết đến gần thì sám hối cũng không kịp. Cho nên đệ tử phải nhất tâm quy mạng chư Phật trong mười phương.
Nam-mô Ðông phương Kim Hải Phật.
Nam-mô Nam phương Siêu Xuất Tu-di Phật.
Nam-mô Tây phương Vô Lượng Phan Phật.
Nam-mô Bắc phương Hành Trí Phật.
Nam-mô Ðông nam phương Cứu Cánh Trí Phật.
Nam-mô Tây nam phương Vô Thượng Trí Phật.
Nam-mô Tây bắc phương Tự Tại Trí Phật.
Nam-mô Ðông bắc phương Minh Trí Phật.
Nam-mô Hạ phương Phạm Thiên Trí Phật.
Nam-mô Thượng phương Phục Oán Trí Phật.
Quy mạng tất cả Tam bảo tận cùng hư không thế giới trong người phương.
Từ xưa đến nay, đệ tử chúng con tích tụ vô minh che lấp tâm trí, theo bản chất phiền não tạo nghiệp ác trong ba đời, hoặc đam mê dục lạc nên phát sinh phiền não ham muốn, hoặc do giận dữ nên phát sinh phiền não hãm hại, hoặc do mù quáng tối tăm nên phát sinh phiền não không hiểu biết, hoặc do ngã mạn tự cao nên sinh ra phiền não ngạo nghễ, hoặc do nghi ngờ chánh đạo nên phát sinh phiền não do dự, hoặc do bài bác không tin có nhân quả nên phát sinh phiền não tà kiến, vì không hiểu tất cả do nhân duyên giả hợp nên phát sinh phiền não chấp ngã, do tham đắm ba đời nên phát sinh phiền não chấp đoạn chấp thường, do thói quen gần gũi pháp tà nên phát sinh phiền não chấp thủ, do đi theo tà sư nên phát sinh phiền não giới thủ, và cho đến tất cả các thứ chấp phát sinh phiền não chấp trước sai lầm… Ngày nay chúng con chí thành quy mạng sám hối.
Lại nữa, từ xưa đến nay, đệ tử chúng con do tánh ôm ấp, nuối tiếc, giữ bo bo nên phát sinh phiền não keo kiệt; không thâu giữ sáu căn nên phát sinh phiền não buông lung; vì đem tâm làm những việc xấu xa, ác độc nên phát sinh phiền não bất nhẫn; vì biếng nhác, bê trễ nên phát sinh phiền não không siêng năng; vì có tánh hay ngờ vực, vọng động nên phát sinh phiền não không giác quán; vì gặp cảnh tham đắm nên phát sinh phiền não không hiểu biết; vì theo tám ngọn gió ở trong đời nên phát sinh phiền não ta người; vì dối trá khen người trước mặt nên phát sinh phiền não tâm không ngay thẳng; vì cứng đầu khó dạy nên phát sinh phiền não không điều hòa; vì hay giận dữ, ít vui vẻ nên phát sinh phiền não căm hận; vì hay ganh tị, đâm thọc nên phát sinh phiền não hung dữ; vì hung ác hại người nên phát sinh phiền não thâm độc; vì trái với tục đế, chân đế nên phát sinh phiền não chấp ngã tướng; vì không hiểu pháp bốn Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo nên phát sinh phiền não điên đảo; vì theo đường sinh tử, không diệt được mười hai nhân duyên nên phát sinh phiền não luân chuyển; cho đến vì sống trong mảnh đất vô minh từ vô thủy nên phát sinh hằng hà sa phiền não, khởi lên bốn tục, gây dựng quả khổ phiền não trong ba đời. Như vậy, các phiền não vô lượng, vô biên thao túng Hiền thánh, sáu nẻo bốn loài. Hôm nay chúng con xin hướng về chư Phật, tôn Pháp, Thánh tăng trong mười phương giải bày sám hối.
Chúng con nguyện nhờ công đức sám hối tham, sân, si… và tất cả phiền não, đời đời kiếp kiếp hạ cờ kiêu mạn, tát cạn nước ái dục, dập tắt ngọn lửa sân hận, phá vỡ ngục tối ngu si, nhổ gốc nghi hoặc, xé lưới tà kiến, hiểu rõ ba cõi như lao ngục, bốn đại như rắn độc, năm ấm như kẻ thù, sáu nhập rỗng không, ái dục giả dối thân thiện, tu tập tám Chánh đạo, đoạn dứt nguồn gốc vô minh, đi thẳng đến quả vị Niết-bàn, luôn ứng hợp với ba mươi bảy phẩm trợ đạo cùng mười pháp Ba-la-mật thường hiện tiền.
Kinh Ðại Thừa Liên Hoa Bảo Ðạt Vấn Ðáp Báo Ứng Sa-môn
Bảo Ðạt lại đi vào địa ngục Chặt tay. Sao gọi là địa ngục Chặt tay? Ðịa ngục này có chu vi khoảng ba mươi sáu do-tuần, trong địa ngục có giường lớn bằng sắt, chiều rộng hơn năm mươi bộ, có ngọn lửa đang bốc cháy ngùn ngụt thiêu đốt tội nhân. Mỗi khi thấy ngọn lửa tội nhân hoảng hốt ngã lăn xuống đất, không thể đứng dậy được.
Nơi cửa phía Nam có năm ngàn Sa-môn lớn tiếng kêu la: “Tôi bị tội gì mà vào trong địa ngục này?”
La-sát Mã Ðầu nắm cây chĩa ba nhằm vào tội nhân đánh thẳng vào ngực xuyên ra sau lưng rồi kéo đến bỏ trên giường sắt. Trên giường sắt ấy khói lửa bốc cháy ngùn ngụt bao trùm thiêu đốt tội nhân. Khi ấy có cây búa sắt chặt nát tay tội nhân ra từng mảnh vụn.
Một ngày một đêm chịu muôn ngàn lần hành hạ, mong sống cũng không được mà chết cũng không xong.
Bảo Ðạt hỏi La-sát Mã Ðầu:
–Những Sa-môn này tội gì mà rơi vào chốn này?
La-sát Mã Ðầu đáp:
–Những Sa-môn này đã thọ giới thanh tịnh của Phật, nhưng không chịu gìn giữ, không dùng cây chà răng súc miệng sạch sẽ, tay không sạch có rất nhiều dơ bẩn, hoặc tay nắm nam căn, nữ căn, hoặc nắm các vật dơ uế, trong người dơ uế không trừ khử mà lại cầm kinh tượng. Vì nguyên nhân ấy nên bị đọa vào địa ngục này, trải qua ngàn vạn kiếp không thể ra được. Nếu được làm thân người thì bị khuyết tật.
Bảo Ðạt nghe vậy thương khóc rồi ra đi.