Từ xưa đến nay, dựa vào cách dịch âm tiếng Phạn là: A Phộc Lô Chỉ Đế Thấp Phạt La, A Bà Lô Cát Đế Thước Bát La…. Cùng với cách dịch nghĩa là: Quán Tự Tại, Quán Thế Âm, Quán Âm, Quang Âm, Hiện Âm Thanh, Khuy Âm, Phổ Môn, Đại Bi Thánh Giả… nên Hồng Danh của vị Bồ Tát này đã tạo thành vấn đề tranh luận của các hàng Học Giả Phật Giáo. Liên quan đến danh hiệu của Quán Âm Bồ Tát thời có nhiều cách phiên dịch khác nhau, căn cứ vào sự nghiên cứu của Học Giả, y theo niên đại nêu ra mà ghi nhận như sau:
_ Cổ Dịch: nhằm chỉ các bản Kinh được dịch từ niên đại của ngài Cưu Ma La Thập (Kumārajīva: 344-413, hay 350-409) trở về thời trước
1_ Quán Âm: do Chi Diệu dịch Kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý ở đời Hậu Hán.
2_ Khuy Âm: do Ngô Chi Khiêm dịch Kinh Duy Ma Cật
3_ Quán Thế Âm: do Khương Tăng Khải (Saṃgha-varman) dịch Kinh Vô Lượng Thọ ở đời Tào Ngụy
4_ Quang Thế Âm: do Trúc Pháp Hộ (Dharma-rakṣa) dịch Kinh Quang Thế Âm Đại Thế Chí Kinh Thọ Quyết ở đời Tây Tấn
5_ Hiện Âm Thanh: do Vô La Xoa dịch Kinh Phóng Quang Bát Nhã ở đời Tây Tấn
_ Cựu Dịch : nhằm chỉ các bản Kinh được phiên dịch từ niên đại của ngài Cưu Ma La Thập đến trước niên đại của ngài Huyền Trang (600-664, hoặc 602-664)
1_ Quán Thế Âm, Quán Âm: do Cưu Ma La Thập dịch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở đời Hậu Tần.
Đời Bắc Lương, Đàm Vô Sấm (Dharma-rakṣa) dịch Kinh Bi Hoa
Đời Đông Tấn, Phật Đà Bạt Đà La (Buddha-bhadra) dịch Kinh Hoa Nghiêm
Đời Lưu Tống, Khương Lương Gia Xá dịch Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Đời Lưu Tống, Đàm Vô Kiệt (Dharmodgata) dịch Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thụ Ký
2_ Quán Thế Tự Tại: do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhi-ruci) dịch Pháp Hoa Kinh Luận ở đời Hậu Ngụy
_ Tân Dịch : nhằm chỉ các bản Kinh được phiên dịch từ niên đại của ngài Huyền Trang cho đến thời sau
1_ Quán Tự Tại: do Huyền Trang dịch Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa ở đời Đường.
Đời Đường, Thực Xoa Nan Đà (Śikṣānanda) dịch Kinh Hoa Nghiêm
Đời Đường, Bồ Đề Lưu Chí (Bodhi-ruci, tên đầu tiên là Dharma-ruci) dịch Vô Lượng Thọ Như Lai Hội trong Kinh Đại Bảo Tích.
Đời Tống, Pháp Hiền (Dharma-bhadra) dịch Kinh Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm
2_ Quán Thế Âm, Quán Âm: do Bát Lạt Mật Đế (Pramiti) dịch Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở đời Đường.
3_ Quán Tự Tại: do Thiện Vô Úy (Śubhākara-siṃha) dịch Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh ở đời Đường
Đời Đường, Tam Tạng Huyền Trang dịch Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Trong những phiên dịch này chủ yếu nhất là dùng Hồng Danh Quán Thế Âm, Quán Tự Tại… cũng rất được thông dụng trong thời hiện tại.
_ Thật ra trong văn học Ấn Độ, tùy theo từng trường hợp và tùy theo mỗi một ý nghĩa mà tên gọi của một người được kêu gọi khác nhau.
Phần lớn các Kinh Bản Phạn văn đều ghi nhận tên gọi của vị Bồ Tát này là Avalokiteśvara, trong đó
AVA: có nghĩa là phía bên dưới
LOKITA: có nghĩa là nhìn thấy, trông thấy, xem xét kỹ lưỡng
ĪŚVARA: có nghĩa là Tự Tại, vị Chúa Tể, bậc có quyền hành xử mọi việc một cách tự do.
AVALOKITA ĪŚVARA được viết gọn thành AVALOKITEŚVARA nên dịch nghĩa là Quán Tự Tại. Và đây cũng là tên gọi chính xác nhất của vị Bồ Tát này
AVALOKITEŚVARA là vị Bồ Tát thực hành Trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, quán sát đối tượng Đương Thể Tức Không và không bị một chướng ngại bởi các yếu tố giả hợp tạo thành cái ảo tưởng của đương thể nên được gọi là Quán Tự Tại
Theo ý nghĩa khác, Bồ Tát Avalokiteśvara quán sát tất cả các Pháp tự do tự tại, tất cả Công Đức hợp với chúng sinh khiến cho họ xa rời bể khổ đạt đến sự an vui phỉ lạc nên Ngài được xem là “Bậc có uy lực xem xét và bảo hộ chúng sinh một cách tự tại ” nên Ngài có tên là Quán Tự Tại .
Một danh tự khác của Bồ Tát này là LOKEŚVARA trong đó LOKA là thế gian và ĪŚVARA là Tự Tại hay là vị Chúa Tể nên LOKEŚVARA được dịch là Thế Tự Tại hoặc là vị Chúa Tể của Thế Gian. Lokeśvara là vị Bồ Tát quán rõ các Pháp Thế Gian là huyễn hoá đồng thời điều dụng được toàn bộ Danh Pháp của Thế Gian một cách vô ngại nên đạt quả Tự Tại. Lại nữa, do Ngài quán biết căn cơ của chúng sinh nên sự giáo hóa được tự tại. Vì vị Bồ Tát này có đầy đủ BI TRÍ, LÝ SỰ vô ngại nên có tên là Quán Tự Tại.
_ Trong quyển 1 của “Chú Duy Ma Cật Kinh”, Ngài Cưu Ma La Thập từng nêu ra rằng: “Đời có nguy nạn, xưng tên tự quy, Bồ Tát quán sát âm thanh đó liền được giải thoát. Cũng gọi là Quán Thế Niệm, cũng tên là Quán Tự Tại vậy.” Y theo đây có thể biết Ngài Cưu Ma La Thập cũng thừa nhận bên trong Hồng Danh “Quán Thế Âm” đã hàm chứa nghĩa “Quán Tự Tại.”
_ Trong quyển thượng “Bát Nhã Tâm Kinh U Tán”, Đại Sư Khuy Cơ cho rằng “Quán” nghĩa là chiếu soi, tức Trí Tuệ thông đạt Không Hữu. “Tự Tại” nghĩa là tùy ý nhận làm tức là Thắng Quả của Sở Đắc. Quá khứ rộng hành sáu Độ, hiện tại được chứng Quả trọn vẹn, Tuệ Quán là trước tiên thành được mười loại Tự Tại.
Mười Tự Tại là:
1) Thọ Tự Tại: Hay kéo dài bảo vệ tính mạng.
2) Tâm Tự Tại: chẳng nhiễm ở sinh tử.
3) Tài Tự Tại: Hay theo ý vui thích mà hiện, do Sở Đắc của Bố Thí.
4) Nghiệp Tự Tại: Chỉ làm việc lành và khuyên người khác làm lành.
5) Sinh Tự Tại: Tùy theo ý muốn hay hướng tới, do Sở Đắc của Giới Hạnh.
6) Thắng Giải Tự Tại: Hay tùy theo sự ham muốn Biến Hiện, do Sở Đắc của An Nhẫn.
7) Nguyện Tự Tại: Tùy theo Quán nơi vui vẻ mà thành tựu, do Sở Đắc của Tinh Tiến.
8) Thần Lực Tự Tại: Bắt đầu Tối Thắng Thần Thông, do Sở Đắc của Định lực.
9) Trí Tự Tại: Thuận theo lời nói âm thanh Trí Tuệ.
10) Pháp Tự Tại: Vào Khế Kinh …. Do Sở Đắc của Trí Tuệ.
Ngài Khuy Cơ lại cho rằng, địa vị của Quán Thế Âm Bồ Tát là Bổ Xứ Bồ Tát, tu đạo thành Chứng Đẳng Giác, có đầy đủ Thắng Quả của mười loại Tự Tại kể trên, cho nên có tên là “Quán Tự Tại.”
_ Do vị Bồ Tát này lấy bản nguyện Từ Bi cứu giúp chúng sinh nên có tên là Đại Bi Tâm Giả (Mahā Kāruṇika), hay Đại Bi Thánh Giả (Ārya-mahā-kāruṇika)
_ Do Ngài cầm hoa sen là biểu tượng cho Trí thanh tịnh hay Diệu Pháp nên có tên là Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma-pāṇi-bodhisatva).
_ Do quán sát và thực hành Pháp môn Không Hai nên có tên là Bất Nhị Bồ Tát (Advaita-bodhisatva)
_ Do hành trì năm Pháp Quán (Chân Quán, Thanh Tịnh Quán, Quảng Đại Trí Tuệ Quán, Bi Quán, Từ Quán) mà hiện rõ ánh sáng thanh tịnh vô cấu nhiễm tức là ánh sáng của Trí Tuệ hay phá các ám tối phiền não nhờ đó mà hàng phục được Bản Tâm cho nên mới có thể đem Trí quang minh mà soi khắp các cõi để cứu khổ cho chúng sinh. Đấy là biểu thị cho sự diệu dụng, lợi tha, do vậy Ngài có tên là Quang Âm Bồ Tát (Abhāsvara Bodhisatva) với Abhā là ánh sáng (Quang) svara là âm thanh, tiếng (Âm)
_ Do công hạnh quán sát tất cả các tiếng kêu cứu của mọi chúng sinh trong cõi Ta Bà (Sāhaloka-dhātu) để kịp thời cứu độ nên Ngài có tên Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokita-lokasvara-bodhisatva)
_ Do luôn hành trì Công Đức của Trí tuệ Bát Nhã nên có tên là Bát Nhã Bồ Tát (Prajñā-bodhisatva)
_ Do Ngài luôn đem lại sự không sợ hãi và ban cho sự an ổn đến các chúng sinh nên có tên là Thí Vô Úy giả (Abhayaṃdāda)
Trong bản Phạn của Kinh Pháp Hoa (Saddharma-Puṇḍarika-sūtra) có ghi: “Này Thiện Nam Tử ! Vị Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ấy ban sự không sợ hãi đến các chúng sinh đang lo lắng. Vì vậy trong thế giới Ta Bà này, vị ấy là Người ban cho sự không sợ hãi (Thí Vô Úy Giả)”
Từ lý do này, các vị Đạo Sư Nhật Bản thường tán tụng Ngài qua tên gọi Thí Vô Úy Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Abhayaṃdāda Avalokiteśvaràya-bodhisatvāya mahā-satvāya) và tụng là:
NAMO NAMAS TASMAI ABHAYAṂDĀDA AVALOKITEŚVARA BODHISATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA (Quy mệnh kính lễ Đức Thí Vô Úy Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy)
_ Do Ngài dùng ba Pháp Văn Tuệ (Śrutimayò Prajñā), Tư Tuệ (Cintāmayò Prajñā), Tu Tuệ (Bhāvanāmayò Prajñā) làm cho Nhĩ Căn Viên Thông nên có tên là Quán Âm Bồ Tát (Avalokitasvara-bodhisatva)
Trong Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 có ghi: “Về vô số kiếp xa xưa, có Đức Phật ra đời hiệu Quán Âm Như Lai (Avalokitasvara-tathāgata). Tôi đến trước Đức Phật mà phát Tâm Bồ Đề rộng lớn. Đức Phật dạy tôi ba Pháp Văn, Tư, Tu có nghĩa là nghe lời giảng dạy, suy nghĩ kỹ lưỡng về đạo lý và theo đó thực hành để vào Tam Ma Đề (Samādhi) tức là nơi vắng vẻ rốt ráo. Đức Phật khen tôi chứng được Pháp môn Viên Thông, liền ngay trong Đại Hội thọ ký cho tôi và ban Hiệu là Quán Âm (Avalokitasvara)”
_ Trong Kinh A Di Đà quyển thượng, Kinh Vô Lượng Thọ quyển thượng và Kinh Quán Âm Thọ Ký đều dùng hồng danh Thánh Quán Thế Âm (Àrya Avalokitasvara) để chỉ vị Nhất Bổ Xứ Bồ Tát hầu cận Đức Phật A Di Đà (Amitābhabuddha) tại Thế Giới Cực Lạc (Śukha-vatī-lokadhātu) ở phương Tây của cõi Ta Bà.
Vị Bồ Tát này thường phụ giúp Đức Phật giáo hóa chúng sinh trong cõi Tịnh Độ ấy.
Theo sự ghi nhận của Kinh Quán Âm Tam Muội và Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi thì Quán Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể tư nghị, ở vô lượng kiếp trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai (Samyak-dharma-vidyatathāgata) Nay vì nguyện lực Đại Bi mới thị hiện thân Bồ Tát để cứu khổ chúng sinh .
_Trong Kinh Pháp Hoa quyển 7 và Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm quyển 6 có ghi:“Vị Bồ Tát này ở khắp mọi nơi, mọi đất nước. Hiện đủ loại thân tướng, ứng với căn cơ của chúng sinh để hóa độ” cho nên còn gọi là các Ứng Hoá Thân Bồ Tát.
Kinh Pháp Hoa, quyển 7 ghi nhận 33 Ứng Hóa Thân là :
A . BA VỊ ĐỊA THÁNH :
1 . Phật thân (Buddha-Kāya)
2 . Bích Chi Phật thân (Pratyeka-buddha-Kāya)
3 . Thanh Văn thân (Śrāvaka Kāya)
B . SÁU LOẠI CỦA THIÊN GIỚI :
1 . Đại Phạm Vương thân (Mahā-brahma-Kāya)
2 . Đế Thích thân (Śākra-vevānāṃ-Kāya hay Indra-Kāya)
3 . Tự Tại Thiên thân (Īśvara-Kāya)
4 . Đại Tự Tại Thiên thân (Maheśvara-Kāya)
5 . Thiên Đại Tướng Quân thân (Skanda-senapati-Kāya)
6 . Tỳ Sa Môn thân (Vaiśravaṇa-Kāya)
C . NĂM DÒNG TỘC CỦA NGOẠI ĐẠO :
1 . Tiểu Vương thân (Hīna-rāja-Kāya)
2 . Trưởng Giả thân (Gṛhapati-Kāya)
3 . Cư Sĩ thân (Dānapati-Kāya hay Gṛhapati-Kāya)
4 . Tể Quan thân (Puruṣa-Kāya)
5 . Bà La Môn thân (Brāhmaṇa-Kāya)
D . BỐN CHỦNG CỦA ĐẠO NỘI :
1 . Tỳ Kheo thân (Bhikṣu-Kāya).
2 . Tỳ Kheo ni thân (Bhikṣunī-Kāya).
3 . Ưu Bà Tắc thân (Upāsaka-Kāya).
4 . Ưu Bà Di thân (Upāsika-Kāya).
E . SÁU CẤP CỦA PHỤ NỮ – TRẺ CON :
1) Trưởng Giả Phụ Nữ thân (Gṛhapati-bhāryā-Kāya).
2) Cư Sĩ Phụ Nữ thân (Dānapati-bhāryā-Kāya).
3) Tể Quan Phụ Nữ thân (Puruṣa-bhāryā-Kāya).
4) Bà la Môn Phụ Nữ thân (Brāhmaṇa-bhāryā-Kāya).
5) Đồng Nam thân (Putra-Kāya).
6) Đồng Nữ thân (Kanyā-Kāya).
F . TÁM BỘ TRỜI RỒNG :
1) Thiên thân (Deva-Kāya).
2) Long thân (Nāga-Kāya).
3) A Tu La thân (Asura-Kāya).
4) Dạ Xoa thân (Yakṣa-Kāya).
5) Càn Sát Bà thân (Gandharva-Kāya).
6) Ca Lâu La thân (Garuḍa-Kāya).
7) Khẩn Na La thân (Kiṃnara-Kāya).
8) Ma Hầu La Già thân (Mahoraga-Kāya).
G . MỘT THÂN THẦN :
Chấp Kim Cương thân (Vajradhāra-Kāya hay Vajrapāṇi-Kāya).
Trong 33 Thân này, các Thân nào mang hình vóc con người thì gọi là thân Người (Manuṣya-Kāya) còn 3 Thân Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già thì gọi là thân Phi Nhân (Amanuṣya-Kāya)
_ Bổ Đà Lạc Hải Hội Quỹ Vô Thượng Ký thì thay 4 Thân Phụ Nữ (Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn) bằng thân Phi Nhân, thân Người, thân Phụ Nữ, thân Đồng Mục Thiên Nữ
_ Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, quyển 6 không có 7 thân: Tỳ Sa Môn, Trưởng Giả Phụ Nữ, Cư Sĩ Phụ Nữ, Tể Quan Phụ nữ, Bà La Môn Phụ Nữ, Ca Lâu La, Chấp kim Cương mà đưa ra 5 Thân: Tứ Thiên Vương, Tứ Thiên Vương Quốc Thái Tử, Nữ Chủ, Thân Người, Thân Phi Nhân và chia thân Bích Chi Phật thành 2 thân là : Độc Giác, Duyên Giác. Do đó chỉ ghi nhận có 32 Ứng Hóa Thân Tựu trung cả Phạn Văn và Tạng Văn đều đề cử 33 Thân
_ Ma Ha Chỉ Quán quyển 2, phần Thượng có ghi 6 vị Quán Âm là các Hóa Tôn của 6 nẻo, gồm có :
1) Đại Bi Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Địa ngục.
2) Đại Từ Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Ngã quỷ.
3) Sư Tử Vô Úy Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Súc sinh.
4) Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Tu la.
5) Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Nhân Gian
6) Đại Phạm Tấn Tật Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Thiên Giới
_Hệ Đài Mật của Nhật Bản nhận định 6 vị Quán Âm là:
1_ Hóa Tôn địa ngục là Thánh Quán Âm (Ārya Avalokitasvara)
2_ Hóa Tôn Ngạ quỷ là Thiên Thủ Quán Âm (Sahasra-bhūja Avalokitasvara)
3_ Hóa Tôn Súc sinh là Mã Đầu Quán Âm (Hayagrīva Avalokitasvara)
4_ Hóa Tôn Tu la là Thập Nhất Diện Quán Âm (Eka-daśa-mukhe Avalokitasvara)
5_ Hóa Tôn Nhân gian là Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha-pāśa Avalokitasvara)
6_ Hóa Tôn Thiên giới là Như Ý Luân Quán Âm (Cintā-maṇi-cakra Avalokitasvara)
Hệ Đông Mật của Nhật Bản thì thay Bất Không Quyến Sách Quán Âm bằng Chuẩn Đề Quán Âm (Cuṅdhe Avalokitasvara)
Hệ khác thì gộp chung các vị lại thành 7 vị Quán Âm.
_ Trong Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn còn đề xuất thêm các vị Quán Âm nữa là: Tứ Diện Đại Bi Quán Âm, Trừ Bạt Nạn Tiên Quán Âm, Bá Nga Mục Khư Quán Âm, Đại Phạm Thân Tướng Quán Âm, Quảng Đại Minh Vương Câu Xả Quán Âm .
_ Chư Tôn Nghĩa Sao có ghi tên 15 vị Quán Âm là:
1) Chính Quán Âm
2) Thiên Thủ Quán Âm
3) Mã Đầu Quán Âm
4) Thập Nhất Diện Quán Âm
5) Chuẩn Đề Quán Âm
6) Như Ý Luân Quán Âm
7) Bất Không Quyến Sách Quán Âm
8) Bạch Y Quán Âm
9) Diệp Y Quán Âm
10) Thủy Nguyệt Quán Âm
11) Dương Liễu Quán Âm
12) A Ma Tai Quán Âm
13) Đa La Quán Âm
14) Thanh Cảnh Quán Âm
15) Hương Vương Quán Âm
_ A Sa Phộc Sao nêu rõ có 28 Quán Âm là:
1) Thánh Quán Âm
2) Thiên Thủ Quán Âm
3) Mã Đầu Quán Âm
4) Thập Nhất Diện Quán Âm
5) Chuẩn Đề Quán Âm
6) Như Ý Luân Quán Âm
7) Bất Không Quyến Sách Quán Âm
8) Tỳ Câu Chi Quán Âm
9) Đa La Quán Âm
10) Bạch Y Quán Âm
11) Diệp Y Quán Âm
12) Phẫn Nộ Câu Quán Âm
13) Cát Tường Quán Âm
14) Phong Tài Quán Âm
15) Bất Không Câu Quán Âm
16) Đa La Quán Âm
17) Nhất Kế La Sát Quán Âm
18) Thanh Cảnh Quán Âm
19) Hương Vương Quán Âm
20) A Ma Tai Quán Âm
21) Liên Hoa Đỉnh Quán Âm
22) Đại Phạm Thiên Tướng Quán Âm
23) Bá Nộ Mục Khư Quán Âm
24) Ương Câu Xá Quán Âm
25) Diên Mạng Quán Âm
26) Dũng Kiện Quán Âm
27) Tứ Diện Đại Bi Quán Âm
28) Trừ Bát Nạn Thiên Quán Âm.
_ Kinh Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp có ghi nhận 25 vị Quán Tự Tại biểu thị cho 25 Tam Muội đập nát 25 Hữu và 40 vị Quán Tự Tại là Hóa Thân của Đức Thí Vô Úy Quán Tự Tại (Abhayaṃdāda Avalokiteśvara) nhằm hóa độ các Chúng Sinh ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu
a ) 25 vị Quán Tự Tại phá 25 Hữu là :
1) Bạt Khổ Quán Tự Tại phá Địa Ngục Hữu
2) Dữ Trí Quán Tự Tại phá Súc Sinh Hữu
3) Thí Nguyện Quán Tự Tại phá Ngạ Quỷ Hữu
4) Trừ Kích Quán Tự Tại phá A Tu La Hữu
5) Trừ Khuể Quán Tự Tại phá Đông Thắng Thần Châu Hữu
6) Tiến Đạo Quán Tự Tại phá Tây Ngưu Hóa Châu Hữu
7) Cần Chính Quán Tự Tại phá Bắc Thượng Thắng Châu Hữu
8) Thí Vô Úy Quán Tự Tại phá Nam Thiệm Bộ Châu Hữu
9 Thí Quang Quán Tự Tại phá Tứ Thiên Xứ Hữu
10) Dữ Cam Lộ Quán Tự Tại phá Đao Lợi Thiên Hữu
11) Kiến Thiên Quán Tự Tại phá Diễm Ma Thiên Hữu
12) Thí Diệu Quán Tự Tại phá Đâu Suất Thiên Hữu
13) Kiến Lạc Quán Tự Tại phá Hóa Lạc Thiên Hữu
14) Giáng Ma Quán Tự Tại phá Tha Hóa Tự Tại Thiên Hữu
15) Tĩnh Lự Quán Tự Tại phá Sơ Thiền Hữu
16) Tác Cữu Quán Tự Tại phá Phạm Vương Hữu
17) Kiến Thiền QuánTự Tại phá Nhị Thiền Hữu
18) Oán Địch Quán Tự Tại phá Tam Thiền Hữu
19) Điều Trực Quán Tự Tại phá Tứ Thiền Hữu
20) Không Huệ Quán Tự Tại phá Vô Tưởng Hữu
21) Hộ Thánh Quán Tự Tại phá Tịnh Cư A Na Hàm Hữu
22) Thanh Tịnh Quán Tự Tại phá Không Xứ Hữu
23) Chính Pháp Quán Tự Tại phá Thức Xứ Hữu
24) Nan Dục Quán Tự Tại phá Vô Sở Hữu Xứ Hữu
25) Bất Động Quán Tự Tại phá Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Hữu
25 vị Bồ Tát sở hiện của Đại Bi này đều có đủ 11 mặt 40 cánh tay, được 25 Tam Muội, đoạn 25 Hữu và mỗi một vị đều có 40 Hóa Thân
- b) 40 vị Quán Tự Tại là Thân Sở Hóa của Thí Vô Úy Quán Tự Tại tương ứng với 40 tay cầm báu vật là :
1) Dữ Nguyện Quán Tự Tại (Như Ý Thủ)
2) Trì sách Quán Tự Tại (Quyến Sách Thủ)
3) Bảo Bát Quán Tự Tại (Bảo Bát Thủ)
4) Bảo Kiếm Quán Tự Tại (Bảo Kiếm Thủ)
5) Kim Cương Quán Tự Tại (Bạt Chiết La Thủ)
6) Trì Xử Quán Tự Tại (Kim Cương Xử Thủ)
7) Trừ Bố Quán Tự Tại (Thí Vô Úy Thủ)
8) Nhật Tinh Quán Tự Tại (Nhật Tinh Ma Ni Thủ)
9) Nguyệt Tinh Quán Tự Tại (Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ)
10) Trì Cung Quán Tự Tại (Bảo Cung Thủ)
11) Tốc Trực Quán Tự Tại (Bảo Tiễn Thủ)
12) Dược Vương Quán Tự Tại (Dương Liễu Thủ)
13) Phất Nạn Quán Tự Tại (Bạch Phất Thủ)
14) Trì Bình Quán Tự Tại (Hồ Bình Thủ)
15) Hiện Nộ Quán Tự Tại (Bàng Bài Thủ)
16) Trấn Nạn Quán Tự Tại (Phủ Việt Thủ)
17) Trì Hoàn Quán Tự Tại (Ngọc Hoàn Thủ)
18) Phân Diệp Quán Tự Tại (Bạch Liên Hoa Thủ)
19) Kiến Phật Quán Tự Tại (Thanh Liên Hoa Thủ)
20) Kính Trí Quán Tự Tại (Bảo Kính Thủ)
21) Kiến Liên Quán Tự Tại (Tử Liên Hoa Thủ)
22) Kiến An Quán Tự Tại (Bảo Khiếp Thủ)
23) Tiên Vân Quán Tự Tại (Ngũ Sắc Vân Thủ)
24) Thiền Định Quán Tự Tại (Quân Trì Bình Thủ)
25) Thiên Hoa Quán Tự Tại (Hồng Liên Hoa Thủ)
26) Phá Tặc Quán Tự Tại (Kích Sao Thủ)
27) Niệm Châu Quán Tự Tại (Sổ Châu Thủ)
28) Trì Loa Quán Tự Tại (Bảo Loa Thủ)
29) Phộc Quỷ Quán Tự Tại (Độc Lâu Thủ)
30) Pháp Âm Quán Tự Tại (Bảo Đạc Thủ)
31) Trí Ấn Quán Tự Tại (Bảo Ấn Thủ)
32) Câu Triệu Quán Tự Tại (Thiết Câu Thủ)
33) Từ Trượng Quán Tự Tại (Tích Trượng Thủ)
34) Hiện Kính Quán Tự Tại (Hợp Chưởng Thủ)
35) Bất Ly Quán Tự Tại (Hóa Phật Thủ)
36) Đại Thế Quán Tự Tại (Hoá Cung Điện Thủ)
37) Bát Nhã Quán Tự Tại (Bảo Kinh Thủ)
38) Bất Chuyển Quán Tự Tại (Bảo Luân Thủ)
39) Quán Đỉnh Quán Tự Tại (Đỉnh Thượng Hóa Phật Thủ)
40) Hộ Địa Quán Tự Tại (Bồ Đào Thủ)
_ Kinh Ngũ Bách Danh đề cử 500 danh hiệu Quán Âm
_ Các Kinh khác còn ghi thêm một số Hồng Danh nữa là: Hiện Âm Thanh Bồ Tát, Khuy Âm Bồ Tát, Viên Thông Đại Lực Sĩ, Từ Hàng Đại Sĩ… Sau này lại có 25 vị Quán Âm và 33 vị Quán Âm … Hầu hết các bộ Quán Âm này thường không có căn cứ ở Kinh Quỹ mà dựa vào tư tưởng Hóa Độ Lục Đạo với tư tưởng 33 Ứng Hóa Thân pha lẫn với tín ngưỡng dân tộc ở Trung Hoa, Nhật bản mà tạo ra.
_ Phật giáo Nepal đề cử 15 vị Quán Âm là:
1_ Ṣaḍ-aksarī Lokeśvara
2_ Siṃhanāda Lokeśvara
3_ Khasarpana Lokeśvara
4_ Lokanātha Lokeśvara
5_ Halahala Lokeśvara
6_ Padmanartteśvara
7_ Hariharihari vahanobhava Lokeśvara
8_ Trailokya Vasankara Lokeśvara
9_ Rakta Lokeśvara
10_ Māyājāla Krama Avalokiteśvara
11_ Nīlakaṇṭha Lokeśvara
12_ Sugatisandarśana Lokeśvara
13_ Preta Santarpita Lokeśvara
14_ Sikhavati Lokeśvara
15_ Vajradharma Lokeśvara
_ Mật Giáo Nepal đã vận dụng 12 hình thức ứng hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm theo 12 tháng Âm Lịch trong năm để thực hiện Pháp Tu mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Tháng Giêng (Dần): Siṃhanāda Lokeśvara
Tháng Hai (Mão): Padmanrita Lokeśvara
Tháng Ba (Thìn): Hariharihari Vahana Lokeśvara
Tháng Tư (Tỵ): Trailokya Vasankari Lokeśvara
Tháng Năm (Ngọ): Rakta Lokeśvara
Tháng Sáu (Mùi): Nīlakaṇṭha Loke’svara
Tháng Bảy (Thân): Māyājāla Lokeśvara
Tháng Tám (Dậu): Karandavyūha Lokeśvara
Tháng Chín (Tuất): Ṣaḍ-aksarī Lokeśvara
Tháng Mười (Hợi): Śrīmat Lokeśvara
Tháng Mười Một (Tý): Halahalahala Lokeśvara
Tháng Mười Hai (Sửu): Khasārpaṇa Lokeśvara
_ Phật Giáo Tây Tạng thường phụng thờ Tôn Tượng Tứ Thủ Quán Âm (Tức Lục Tự Đại Minh Quán Âm), Thập Nhất Diện Quán Âm, Liên Hoa Thủ Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Đa La Quán Âm
_ Hệ Phật Giáo ở phương Tây ghi nhận 108 tên của Quán Tự Tại Bồ Tát là:
1_ Āryāvalokiteśvara
2_ Vajra-nātha_ Lokeśvara
3_ Vajrapāṇi_Lokeśvara
4_ Padmapāṇi_ Lokeśvara
5_ Nitya-nātha_ Lokeśvara
6_ Śaṅkha-nātha_ Lokeśvara
7_ Vajra-hetu_ Lokeśvara (?Vajra-sphoṭa)
8_ Kṛtañjali_ Lokeśvara
9_ Vajroṣṇīṣa_ Lokeśvara
10_ Śivakānta_ Lokeśvara
11_ Viṣṇu_ Lokeśvara
12_ Uṣṇīṣa- Lokeśvara (?Uṣṇīṣa -nātha)
13_ Mañjudatta_ Lokeśvara (?Mañju-nātha)
14_ Cintāmaṇi_ Lokeśvara
15_ Jñāna-dhātu_ Lokeśvara
16_ Śākya-dhātu_ Lokeśvara
17_ Vajra-dhātu_ Lokeśvara
18_ Mañju-bhūta_ Lokeśvara
19_ Viśva-bhūta_ Lokeśvara
20_ Sukhāvatī_ Lokeśvara
21_Suprasārtha_ Lokeśvara
22_Hariharihari-vāhana_ Lokeśvara
23_Jñānāṃ-dhāri_ Lokeśvara
24_Mahā-vajrasattva_ Lokeśvara
25_Siṃha-nātha_ Lokeśvara
26_Harihara_ Lokeśvara
27_Dharma-cakra_ Lokeśvara
28_Ṣaḍ-aksarī_ Lokeśvara
29_Ṣaraṣirī_ Lokeśvara
30_Ṣṛṣṭikānta_ Lokeśvara
31_Brahmadatta_ Lokeśvara
32_Amogha-pāśa_ Lokeśvara
33_Vasanta_ Lokeśvara
34_Kamala-vadha_ Lokeśvara
35_Brahmādideva_ Lokeśvara
36_Halahala_ Lokeśvara
37_ Krama-candra_ Lokeśvara
38_Karajali_ Lokeśvara
39_Lamadi_ Lokeśvara (?Amitābha)
40_Bindupātra_ Lokeśvara
41_Indrapātra_ Lokeśvara (?Piṇḍapātra)
42_Nīla-kṛṣṇa_ Lokeśvara
43_Śrīmanta_ Lokeśvara
44_Śrayanna_ Lokeśvara
45_Loka-nātha_ Lokeśvara
46_Padmanṛtya_ Lokeśvara
47_Potalake-survaṇa-śaṅkara_ Lokeśvara
48_Varada_ Lokeśvara
49_Nīlakaṇṭha_ Lokeśvara
50_Māyājāla_ Lokeśvara
51_Dharatī_ Lokeśvara
52_Dharma-śaṃkara_ Lokeśvara
53_Abhayaṃkara_ Lokeśvara
54_Nityayacana_ Lokeśvara
55_Ratna-pāṇi_ Lokeśvara
56_Sugati-darśana_ Lokeśvara
57_Pretagati_ Lokeśvara
58_Gandha-vibhu_ Lokeśvara (?Gandha-citta)
59_Kāruṇa-vatāra_ Lokeśvara
60_Vilañcitu_ Lokeśvara
61_Sārthavāha_ Lokeśvara
62_Kāntina-vatāra_ Lokeśvara
63_Jogācata_ Lokeśvara
64_Candra-varṇa_ Lokeśvara
65_Sūrya-varṇa_ Lokeśvara
66_Ganganagañja_ Lokeśvara
67_Ānanda_ Lokeśvara
68_Indragati_ Lokeśvara
69_Sāgara-gaṃbhīra_ Lokeśvara
70_Siṃha-vijṛṃbhita_ Lokeśvara
71_Siṃha-vikrīḍita_ Lokeśvara
72_Śatavaradāyaka_ Lokeśvara
73_Avīci-saṃśodhana_ Lokeśvara
74_Ratna-vṛṣṭi_ Lokeśvara
75_Sanadaśa_ Lokeśvara
76_Vajrāsana_ Lokeśvara
77_Guhya-gupta_ Lokeśvara
78_Ākāśa-garbha_ Lokeśvara
79_Meghapati_ Lokeśvara
80_Atikṣiptadhūpa_ Lokeśvara
81_Aśvattha-hasta_ Lokeśvara
82_Sarva-nīrvaṇa-viṣkaṃbhī_ Lokeśvara
83_Bhaiṣajyeśvara_ Lokeśvara
84_Sāgara-mati_ Lokeśvara
85_Susukha_ Lokeśvara (?Sumukha)
86_Ratna-kīrtti_ Lokeśvara (= Mahā-śaktavīra)
87_Śaṅkara-vihāra_ Lokeśvara
88_Hayagrīva_ Lokeśvara
89_Varāha-mukha_ Lokeśvara
90_Dadi-viśva-nātha_ Lokeśvara
91_Sapta-mukha_ Lokeśvara
92_Mahā-pratiyaṅgirā_ Lokeśvara
93_Jala-bindu_ Lokeśvara
94_Dharmapīṭha_ Lokeśvara (= Dharma-dhātu)
95_Padmālaṅkāra_ Lokeśvara
96_Dhātu-pūja_ Lokeśvara
97_Candra-vīra_ Lokeśvara (= Candra-prabha)
98_Vajra-mukutī_ Lokeśvara (?Jaṭamukuṭa)
99_Dharma-rāja_ Lokeśvara
100_Duṇḍubhi_ Lokeśvara
101_Ṛṣipuṅgava_ Lokeśvara
102_Daśa-bhūmi_ Lokeśvara
103_Sarva-jña-śīla_ Lokeśvara
104_Dhvajāgra_ Lokeśvara (?Dhvajāgra-keyūra)
105_Nitya-nātha_ Lokeśvara (= Nṛtya-nātha)
106_Ādi-buddha_ Lokeśvara (=Śākya-buddha)
107_Vajra-sahasra_ Lokeśvara (?vajra-śastra)
108_Nāmasaṅgīti_ Lokeśvara
Tóm lại, do nhân ứng hóa các phương mà danh hiệu và hình tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có nhiều tướng trạng khác nhau. Thông thường người ta dùng hồng danh Chính Quán Âm (Samyak-Avalokitasvara) để chỉ Đức Quán Âm bản nhiên.
Hình tượng của Ngài rất tự do không có quy định theo đặc tính nào cả.
Hồng danh Thánh Quán Âm (Ārya-Avalokitasvara) dùng để chỉ Đức Quán Âm cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát theo hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc và xưng là Tây Phương Tam Thánh .
Hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) dùng để chỉ các bậc Giác Hữu Tình đang tu hành pháp môn QUÁN CHIẾU THẬT TẠI để hoàn thành Tuệ Giác siêu việt, hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.
Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokita-lokasvara-bodhisatva) dùng để chỉ các bậc Giác Hữu Tình đang thực hành Pháp Môn VIÊN THÔNG NHĨ CĂN để hoàn thành 4 Tâm vô lượng TỪ, BI, HỶ, XẢ. Hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi quan sát âm thanh cầu cứu của tất cả chúng sinh trong Đại Thiên Thế Giới mà nhanh chóng hiện thân đến cứu tế ách nạn.
Riêng các Tôn Tượng và danh hiệu khác đều là thân thị hiện theo lực dụng của Pháp Thần Biến tự tại nên mỗi mỗi đều có ý nghĩa và Nghi Quỹ riêng biệt.