Home » Kinh Phật Danh số 441 » SỐ 441 – KINH PHẬT DANH, quyển 30

SỐ 441 – KINH PHẬT DANH, quyển 30

Nam-mô Lợi Tuệ Phật. Nam-mô Hải Ðắc Phật. Nam-mô Pham Tướng Phật. Nam-mô Nguyệt Cái Phật. Nam-mô Ða Viêm Phật. Nam-mô Vi Lam Vương Phật. Nam-mô Trí Xưng Phật. Nam-mô Giác Tướng Phật. Nam-mô Công Ðức Quang Phật. Nam-mô Thanh Lưu Bố Phật. Nam-mô Mãn Nguyệt Phật. Nam-mô Hoa Quang Phật. Nam-mô Hoa Thắng Phật. Nam-mô Thiện Thành Vương Phật. Nam-mô Ðăng Vương Phật. Nam-mô Ðiện Quang Phật. Nam-mô Quang Vương Phật. Nam-mô Quang Minh Phật. Nam-mô Cụ Túc Tán Phật. Nam-mô Hoa Tạng Phật. Nam-mô Phất-sa Phật. Nam-mô Thân Ðoan Nghiêm Phật. Nam-mô Tịnh Nghĩa Phật. Nam-mô Diệt Mãnh Quân Phật. Nam-mô Phước Oai Ðức Phật. Nam-mô Lực Hành Phật. Nam-mô La-hầu Thiên Phật. Nam-mô Trí Tụ Phật. Nam-mô Ðiều Ngự Phật. Nam-mô Như Vương Phật. Nam-mô Hoa Tướng Phật. Nam-mô La-hầu Phật. Nam-mô Ðại Dược Phật. Nam-mô Túc Vương Phật. Nam-mô Dược Vương Phật. Nam-mô Ðức Thủ Phật. Nam-mô Ðắc-xoa-ca Phật. Nam-mô Lưu Bố Phật. Nam-mô Nhật Quang Phật. Nam-mô Ðức Tạng Phật. Nam-mô Diệu Ý Phật. Nam-mô Ðức Chủ Phật. Nam-mô Kim Cang Chúng Phật. Nam-mô Tuệ Ðảnh Phật. Nam-mô Thiện Trụ Phật. Nam-mô Ý Hành Phật. Nam-mô Phạm Âm Phật. Nam-mô Sư Tử Phật. Nam-mô Lôi Âm Phật. Nam-mô Thông Tướng Phật. Nam-mô Tuệ Âm Phật. Nam-mô An Ẩn Phật. Nam-mô Phạm Vương Phật. Nam-mô Ngưu Vương Phật. Nam-mô Lê-đà-mục Phật. Nam-mô Long Ðức Phật. Nam-mô Bảo Tướng Phật. Nam-mô Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Bất Một Âm Phật. Nam-mô Hoa Ðức Phật. Nam-mô Âm Ðức Phật. Nam-mô Sư Tử Phật. Nam-mô Trang Nghiêm Từ Phật. Nam-mô Dũng Trí Phật. Nam-mô Hoa Tích Phật. Nam-mô Hoa Khai Phật. Nam-mô Lực Hành Phật. Nam-mô Ðức Tích Phật. Nam-mô Thượng Hình Sắc Phật. Nam-mô Minh Diệu Phật. Nam-mô Nguyệt Ðăng Phật. Nam-mô Oai Ðức Vương Phật. Nam-mô Bồ-đề Vương Phật. Nam-mô Vô Tận Phật. Nam-mô Bồ-đề Nhãn Phật. Nam-mô Thân Sung Mãn Phật. Nam-mô Tuệ Quốc Phật. Nam-mô Tối Thượng Phật. Nam-mô Thanh Lương Chiếu Phật. Nam-mô Tuệ Ðức Phật. Nam-mô Diệu Âm Phật. Nam-mô Ðạo Sư Phật. Nam-mô Vô Ngại Tạng Phật. Nam-mô Thượng Thí Phật. Nam-mô Ðại Tôn Phật. Nam-mô Trí Thế Lực Phật. Nam-mô Chế Ðại Viêm Phật. Nam-mô Ðế Vương Phật. Nam-mô Chế Lực Phật. Nam-mô Oai Ðức Phật. Nam-mô Thiên Minh Phật. Nam-mô Danh Văn Phật. Nam-mô Ðoan Nghiêm Phật. Nam-mô Vô Trần Cấu Phật. Nam-mô Oai Nghi Phật. Nam-mô Sư Tử Quân Phật. Nam-mô Thiên Vương Phật. Nam-mô Danh Thanh Phật. Nam-mô Thù Thắng Phật. Nam-mô Ðại Tạng Phật. Nam-mô Phước Ðức Quang Phật. Nam-mô Phạm Thanh Phật. Nam-mô Ðăng Vương Phật. Nam-mô Trí Ðảnh Phật. Nam-mô Thượng Thiên Phật. Nam-mô Ðịa Vương Phật. Nam-mô Chí Giải Thoát Phật. Nam-mô Kim Kế Phật. Nam-mô La-hầu Nhật Phật. Nam-mô Mạc Năng Thắng Phật. Nam-mô Mâu-ni Tịnh Phật. Nam-mô Thiện Quang Phật. Nam-mô Kim Tề Phật. Nam-mô Chúng Ðức Thiên Vương Phật. Nam-mô Pháp Cái Phật. Nam-mô Ðức Tý Phật. Nam-mô Ương-già-tha Phật. Nam-mô Mỹ Diệu Tuệ Phật. Nam-mô Vi Ý Phật. Nam-mô Chư Oai Ðức Phật. Nam-mô Sư Tử Kế Phật. Nam-mô Giải Thoát Tướng Phật. Nam-mô Tuệ Tạng Phật. Nam-mô Trí Tụ Phật. Nam-mô Oai Tướng Phật. Nam-mô Ðoạn Lưu Phật. Nam-mô Vô Ngại Tán Phật. Nam-mô Bảo Tụ Phật. Nam-mô Thiện Âm Phật. Nam-mô Sơn Vương Tướng Phật. Nam-mô Pháp Ðảnh Phật. Nam-mô Giải Thoát Ðức Phật. Nam-mô Thiện Ðoan Nghiêm Phật. Nam-mô Cát Thân Phật. Nam-mô Ái Ngữ Phật. Nam-mô Sư Tử Lợi Phật. Nam-mô Hòa-lâu-na Phật. Nam-mô Sư Tử Pháp Phật. Nam-mô Pháp Lực Phật. Nam-mô Ái Lạc Phật. Nam-mô Giảng Bất Ðộng Phật. Nam-mô Chúng Minh Vương Phật. Nam-mô Giác Ngộ Phật. Nam-mô Dịêu Nhãn Phật. Nam-mô Ý Trụ Nghi Phật. Nam-mô Quang Chiếu Phật. Nam-mô Hương Ðức Phật. Nam-mô Linh Hỷ Phật. Nam-mô Bất Hư Hành Phật. Nam-mô Diệt Nhuế Phật. Nam-mô Thượng Sắc Phật. Nam-mô Thiện Bộ Phật. Nam-mô Ðại Âm Tán Phật. Nam-mô Tịnh Nguyện Phật. Nam-mô Nhật Thiên Phật. Nam-mô Lạc Tuệ Phật. Nam-mô Nhiếp Thân Phật. Nam-mô Oai Ðức Thế Phật. Nam-mô Lợi Sát Phật. Nam-mô Ðức Thừa Phật. Nam-mô Thượng Kim Phật. Nam-mô Giải Thoát Kế Phật. Nam-mô Lạc Pháp Phật. Nam-mô Trụ Hành Phật. Nam-mô Xả Kiêu Mạn Phật. Nam-mô Trí Tạng Phật. Nam-mô Phạm Hành Phật. Nam-mô Chiên-đàn Phật. Nam-mô Vô Ưu Danh Phật. Nam-mô Ðoan Nghiêm Thân Phật. Nam-mô Tướng Quốc Phật. Nam-mô Liên Hoa Phật. Nam-mô Vô Biên Ðức Phật. Nam-mô Thiên Quang Phật. Nam-mô Tuệ Hoa Phật. Nam-mô Tần-đầu-ma Phật. Nam-mô Trí Ðương Phật. Nam-mô Phạm Tài Phật. Nam-mô Bảo Thủ Phật. Nam-mô Tịnh Căn Phật. Nam-mô Cụ Túc Luận Phật. Nam-mô Thượng Luận Phật. Nam-mô Phất-sa Phật. Nam-mô Ðề-sa Phật. Nam-mô Hữu Nhật Phật. Nam-mô Xuất Nê Phật. Nam-mô Ðắc Trí Phật. Nam-mô Mô-la Phật. Nam-mô Thượng Cát Phật. Nam-mô Pháp Lạc Phật. Nam-mô Cầu Thắng Phật. Nam-mô Trí Tuệ Phật. Nam-mô Thiện Thánh Phật. Nam-mô Võng Quang Phật. Nam-mô Lưu Ly Tạng Phật. Nam-mô Danh Văn Phật. Nam-mô Lợi Tịch Phật. Nam-mô Giáo Hóa Phật. Nam-mô Mục Minh Phật. Nam-mô Thiện Minh Phật. Nam-mô Chúng Ðức Thượng Minh Phật. Nam-mô Bảo Ðức Phật. Nam-mô Nhân Nguyệt Phật. Nam-mô La-hầu Phật. Nam-mô Cam Lộ Minh Phật. Nam-mô Diệu Âm Phật. Nam-mô Ðại Minh Phật. Nam-mô Nhất Thiết Chủ Phật. Nam-mô Lạc Trí Phật. Nam-mô Sơn Vương Phật. Nam-mô Tịch Diệt Phật. Nam-mô Ðức Tụ Lực Phật. Nam-mô Thiên Vương Phật. Nam-mô Diệu Âm Thanh Phật. Nam-mô Diệu Hoa Phật. Nam-mô Trụ Nghĩa Phật. Nam-mô Công Ðức Oai Tụ Phật. Nam-mô Trí Vô Ðẳng Phật. Nam-mô Cam Lộ Âm Phật. Nam-mô Thiện Thủ Phật. Nam-mô Lợi Tuệ Phật. Nam-mô Tư Giải Thoát Nghĩa Phật. Nam-mô Thắng Âm Phật. Nam-mô Lê Ðà Hành Phật. Nam-mô Hỷ Nghĩa Phật. Nam-mô Vô Quá Phật. Nam-mô Hành Thiện Phật. Nam-mô Hoa Tạng Phật. Nam-mô Diệu Sắc Phật. Nam-mô Lạc Thuyết Phật. Nam-mô Thiện Tế Phật. Nam-mô Chúng Vương Phật. Nam-mô Ly Úy Phật. Nam-mô Lạc Trí Phật. Nam-mô Biện Tài Nhật Phật. Nam-mô Danh Văn Phật. Nam-mô Bảo Nhật Minh Phật. Nam-mô Thượng Ý Phật. Nam-mô Vô Úy Phật. Nam-mô Ðại Kiến Phật. Nam-mô Phạm Âm Phật. Nam-mô Thiện Ý Phật. Nam-mô Tuệ Tề Phật. Nam-mô Vô Ðẳng Ngại Phật. Nam-mô Kim Cang Quân Phật. Nam-mô Bồ-đề Ý Phật. Nam-mô Thọ Vương Phật. Nam-mô Bát-đà Âm Phật. Nam-mô Phước Ðức Lực Phật. Nam-mô Thế Ðức Phật. Nam-mô Thánh Ái Phật. Nam-mô Thế Hành Phật. Nam-mô Hổ Phách Phật. Nam-mô Lôi Âm Vân Phật. Nam-mô Thiện Ái Mục Phật. Nam-mô Thiện Trí Phật. Nam-mô Cụ Túc Phật. Nam-mô Ðức Tích Phật. Nam-mô Ðại Âm Phật. Nam-mô Pháp Tướng Phật. Nam-mô Trí Âm Phật. Nam-mô Hư Không Phật. Nam-mô Tứ Âm Phật. Nam-mô Tuệ Âm Sai Biệt Phật. Nam-mô Công Ðức Quang Phật. Nam-mô Thánh Vương Phật. Nam-mô Chúng Âm Phật. Nam-mô Biện Tài Luận Phật. Nam-mô Thiện Tịch Phật. Nam-mô Nguyệt Diện Phật. Nam-mô Nhật Danh Phật. Nam-mô Vô Cấu Phật. Nam-mô Công Ðức Tập Phật. Nam-mô Hoa Ðức Tướng Phật. Nam-mô Biện Tài Quốc Phật. Nam-mô Bảo Thí Phật. Nam-mô Ái Nguyệt Phật. Nam-mô Bất Cao Phật. Nam-mô Sư Tử Lực Phật. Nam-mô Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Vô Lượng Tịnh Phật. Nam-mô Ðẳng Ðịnh Phật. Nam-mô Bất Hoại Phật. Nam-mô Diệt Cấu Phật. Nam-mô Bất Thất Phương Tiện Phật. Nam-mô Vô Nhiêu Phật. Nam-mô Diệu Diện Phật. Nam-mô Trí Chế Trụ Phật. Nam-mô Pháp Sư Vương Phật. Nam-mô Ðại Thiên Phật. Nam-mô Thâm Ý Phật. Nam-mô Vô Lượng Phật. Nam-mô Pháp Lực Phật. Nam-mô Thế Cúng Dường Phật. Nam-mô Hoa Quang Phật. Nam-mô Tam Thế Cúng Dường Phật. Nam-mô Ứng Nhật Tạng Phật. Nam-mô Thiên Cúng Dường Phật. Nam-mô Thượng Trí Nhân Phật. Nam-mô Chân Kế Phật. Nam-mô Tín Cam Lộ Phật. Nam-mô Kim Cang Phật. Nam-mô Kiên Cố Phật. Nam-mô Bảo Kiên Minh Phật. Nam-mô Lê-đà Bộ Phật. Nam-mô Tùy Nhật Phật. Nam-mô Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Minh Lực Phật. Nam-mô Công Ðức Tụ Phật. Nam-mô Cụ Túc Ðức Phật. Nam-mô Sư Tử Hành Phật. Nam-mô Cao Xuất Phật. Nam-mô Hoa Thí Phật. Nam-mô Châu Minh Phật. Nam-mô Liên Hoa Phật. Nam-mô Ái Trí Phật. Nam-mô Bàn-đà Nghiêm Phật. Nam-mô Bất Hư Hành Phật. Nam-mô Sinh Pháp Phật. Nam-mô Tướng Hảo Phật. Nam-mô Tư Duy Lạc Phật. Nam-mô Lạc Giải Thoát Phật. Nam-mô Trí Ðạo Lý Phật. Nam-mô Danh Văn Hải Phật. Nam-mô Trì Hoa Phật. Nam-mô Bất Tùy Thế Phật. Nam-mô Hỷ Chúng Phật. Nam-mô Khổng Tước Âm Phật. Nam-mô Bất Thoái Một Phật. Nam-mô Ðoạn Hữu Ái Cấu Phật. Nam-mô Oai Nghi Tế Phật. Nam-mô Chư Thiên Lưu Bố Phật. Nam-mô Bảo Bộ Phật. Nam-mô Hoa Thủ Phật. Nam-mô Oai Ðức Phật. Nam-mô Phá Oán Tặc Phật. Nam-mô Phú Ða Văn Phật. Nam-mô Diệu Quốc Phật. Nam-mô Hoa Minh Phật. Nam-mô Sư Tử Trí Phật. Nam-mô Nhật Xuất Phật. Nam-mô Diệt Ám Phật. Nam-mô Vô Ðộng Phật. Nam-mô Thứ Ðệ Hành Phật. Nam-mô Phước Ðức Ðăng Phật. Nam-mô Âm Thanh Trị Phật. Nam-mô Kiều-đàm Phật. Nam-mô Thế Lực Phật. Nam-mô Thân Tâm Trụ Phật. Nam-mô Thiện Nguyệt Phật. Nam-mô Giác Ý Hoa Phật. Nam-mô Thượng Cát Phật. Nam-mô Thiện Oai Ðức Phật. Nam-mô Trí Lực Ðức Phật. Nam-mô Thiện Ðăng Phật. Nam-mô Kiên Hành Phật. Nam-mô Thiên Âm Phật. Nam-mô Lạc An Lạc Phật. Nam-mô Nhật Diện Phật. Nam-mô Lạc Giải Thoát Phật. Nam-mô Giới Minh Phật. Nammô Trụ Giới Phật. Nam-mô Vô Cấu Phật. Nam-mô Kiên Xuất Phật. Nam-mô An-xà-na Phật. Nam-mô Tăng Ích Phật. Nam-mô Hương Minh Phật. Nam-mô Vi Lam Minh Phật. Nam-mô Niệm Vương Phật. Nam-mô Mật Thể Phật. Nam-mô Vô Ngại Tướng Phật. Nam-mô Tín Giới Phật. Nam-mô Chí Diệu Ðạo Phật. Nam-mô Lạc Bảo Phật. Nam-mô Minh Pháp Phật. Nam-mô Cụ Oai Nghi Phật. Nam-mô Ðại Từ Phật. Nam-mô Thượng Từ Phật. Nam-mô Chí Tịch Diệt Phật. Nam-mô Cam Lộ Vương Phật. Nam-mô Di-lâu Minh Phật. Nam-mô Thánh Tán Phật. Nam-mô Quảng Chiếu Phật. Nam-mô Oai Ðức Phật. Nam-mô Kiến Minh Phật. Nam-mô Thiện Hành Báo Phật. Nam-mô Thiện Hỷ Phật. Nam-mô Vô Ưu Phật. Nam-mô Bảo Minh Phật. Nam-mô Oai Nghi Phật. Nam-mô Lạc Phước Ðức Phật. Nam-mô Công Ðức Hải Phật. Nam-mô Tận Tướng Phật. Nam-mô Ðoạn Ma Phật. Nam-mô Tận Ma Phật. Nam-mô Quá Suy Ðạo Phật. Nam-mô Bất Hoại Ý Phật. Nam-mô Thủy Vương Phật. Nam-mô Tịnh Ma Phật. Nam-mô Chúng Thượng Vương Phật. Nam-mô Ái Minh Phật. Nam-mô Phước Ðăng Phật. Nam-mô Bồ-đề Tướng Phật. Nam-mô Trí Minh Phật. Nam-mô Thiện Diệt Phật. Nam-mô Phạm Mạng Phật. Nam-mô Trí Hỷ Phật. Nam-mô Thần Tướng Phật. Nam-mô Như Chúng Vương Phật. Nam-mô Trì Ðịa Phật. Nam-mô Ái Nhật Phật. Nam-mô La-hầu Nguyệt Phật. Nam-mô Hoa Minh Phật. Nam-mô Dược Sư Thượng Phật. Nam-mô Trì Thế Lực Phật. Nam-mô Phước Ðức Minh Phật. Nam-mô Hỷ Minh Phật. Nam-mô Hảo Âm Phật. Nam-mô Pháp Tự Tại Phật. Nam-mô Phạm Âm Phật. Nam-mô Thiện Nghiệp Phật. Nam-mô Ý Vô Thác Phật. Nam-mô Ðại Thí Phật. Nam-mô Danh Tán Phật. Nam-mô Chúng Tướng Phật. Nam-mô Ðức Lưu Bố Phật. Nam-mô Thế Tự Tại Phật. Nam-mô Ðức Thọ Phật. Nam-mô Biện Ý Phật. Nam-mô Diệt Si Phật. Nam-mô Vô Lượng Phật. Nam-mô Thiện Nguyệt Phật. Nam-mô Vô Biên Biện Tướng Phật. Nam-mô Lê-đà Pháp Phật. Nam-mô Ứng Cúng Dường Phật. Nam-mô Ðộ Ưu Phật. Nam-mô Lạc An Phật. Nam-mô Thế Âm Phật. Nam-mô Ái Thân Phật. Nam-mô Diệu Túc Phật. Nam-mô Ưu-bát-la Phật. Nam-mô Hoa Anh Ðức Phật. Nam-mô Vô Biên Biện Quang Phật. Nam-mô Tín Thánh Phật. Nam-mô Diễm Xí Phật. Nam-mô Ðức Tinh Tấn Phật. Nam-mô Chân Thật Phật. Nam-mô Thiên Vương Phật. Nam-mô Lạc Cao Âm Phật. Nam-mô Tín Tịnh Phật. Nam-mô Bà-kỳ-la-đà Phật. Nam-mô Phước Ðức Âm Phật. Nam-mô Viêm Xí Phật. Nam-mô Vô Biên Ðức Phật. Nam-mô Tụ Oai Phật. Nam-mô Sư Tử Du Phật. Nam-mô Bất Ðộng Phật. Nam-mô Tín Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Hành Minh Phật. Nam-mô Long Âm Phật. Nam-mô Trì Luân Phật. Nam-mô Tài Thành Phật. Nam-mô Thế Ái Phật. Nam-mô Pháp Danh Phật. Nam-mô Vô Lượng Bảo Danh Phật. Nam-mô Vân Tướng Phật. Nam-mô Tuệ Ðạo Phật. Nam-mô Diệu Âm Phật. Nam-mô Hư Không Âm Phật. Nam-mô Ðại Vương Phật. Nam-mô Châu Tịnh Phật. Nam-mô Thiện Tài Phật. Nam-mô Ðăng Viêm Phật. Nam-mô Thật Âm Thừa Phật. Nam-mô Nhân Chủ Vương Phật. Nam-mô La-hầu Thủ Phật. Nam-mô An Ẩn Phật. Nam-mô Sư Tử Ý Phật. Nam-mô Bảo Danh Văn Phật. Nam-mô Ðắc Lợi Phật. Nam-mô Biến Kiến Phật. Nam-mô Thế Hoa Phật. Nam-mô Cao Ðảnh Phật. Nam-mô Vô Thiên Biện Tài Phật. Nam-mô Sai Biệt Tri Kiến Phật. Nam-mô Sư Tử Nha Phật. Nam-mô Lê-đà Bộ Phật. Nam-mô Phước Ðức Phật. Nam-mô Pháp Ðăng Cái Phật. Nam-mô Mục-kiền-liên Phật. Nam-mô Vô Ưu Quốc Phật. Nam-mô Ý Tư Phật. Nam-mô Lạc Bồ-đề Phật. Nam-mô Pháp Thiên Kính Phật. Nam-mô Ðoạn Thế Lực Phật. Nam-mô Kính Thế Phật. Nam-mô Tuệ Hoa Phật. Nam-mô Kiên Âm Phật. Nam-mô An Lạc Phật. Nam-mô Diệu Nghĩa Phật. Nam-mô Ái Tịnh Phật. Nam-mô Tàm Quý Nhan Phật. Nam-mô Diệu Kế Phật. Nam-mô Dục Lạc Phật. Nam-mô Lâu-chí Phật.

Trong Hiền kiếp này, chư Phật ra đời có danh hiệu như thế. Nếu người nào nghe ngàn danh hiệu của chư Phật này chắc chắn đạt được Niết-bàn. Những người có trí nghe danh hiệu của chư Phật, phải nên nhất tâm, chớ buông lung, siêng năng thực hành, tinh tấn không để mất cơ hội này, vì nếu để mất sẽ trở lại đọa vào đường ác chịu các khổ đau; phải an trụ trì giới, luôn theo sự đa văn không lìa bỏ, đầy đủ hạnh nhẫn sâu xa. Những người như thế có khả năng gặp ngàn Ðức Phật. Nếu ai trì tụng ngàn danh hiệu Ðức Phật này thì diệt trừ được những tội lỗi đã tích tập từ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, chắc chắn sẽ thành Phật, đạt được các Tam-muội, thần thông, trí tuệ vô ngại và cho đến các pháp môn, các Ðà-la-ni. Tất cả kinh sách, các loại trí tuệ tùy theo sự thuyết pháp đều mong cầu đạt đến Tam-muội. Tu tập Tam-muội này, nên thực hành đời sống thanh tịnh chớ sinh giả dối, xa lìa danh lợi không ôm lòng ganh tỵ, thực hành pháp lục hòa kính. Như thế, hành giả mau đạt được pháp Tam-muội.

Tiếp theo đảnh lễ mười hai bộ loại tôn kinh Ðại Tạng Pháp Luân và kính lễ các Ðại Bồ-tát trong mười phương.
Quy mạng vô lượng, vô biên các Ðại Bồ-tát ở các thế giới khắp mười phương như thế.
Nam-mô chư Ðại Bồ-tát… như thế phải nên nhớ nghĩ, cung kính đảnh lễ cầu quả vị Nhất thiết trí.
Kính lễ Thanh văn, Duyên giác và tất cả Hiền thánh. Quy mạng vô lượng, vô biên Bích-chi-phật như thế.
Ðảnh lễ Tam bảo xong, tiếp theo sám hối:

Chúng con đã sám hối xong các nghiệp báo, nay lại sám hối tổng quát các tội lỗi, ân cần giải bày, thỉnh cầu chư Phật trong mười phương cứu giúp.

Ðệ tử chúng con từ vô thủy vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp đến nay đã tạo các nghiệp ác không thể nói hết, hoặc phạm mười điều ác, hoặc phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng Ðại thừa… hoặc tạo vô lượng a-tăng-kỳ tội lỗi. Hôm nay chúng con quy mạng mười phương chư Phật, quy mạng mười phương Pháp, quy mạng mười phương Tăng.

Tiếp theo chúng con quy mạng, đảnh lễ Ðức Phật A-súc ở phương Ðông. Ðức Phật Bảo Tướng ở phương Nam, Ðức Phật A-di-đà ở phương Tây, Ðức Phật Diệu Thắng ở phương Bắc, Ðức Phật Hương Tích ở phương Trên, Ðức Phật Ức Tượng ở phương Dưới, đảnh lễ Ðại sĩ Phổ Hiền ở phương Ðông, Ðại sĩ Trì Thế ở phương Nam, Ðại sĩ Quán Âm ở phương Tây, Ðại sĩ Mãn Nguyệt ở phương Bắc, Ðại sĩ Hư Không ở phương Trên, Ðại sĩ Kiên Ðức ở phương Dưới và kính lễ Ðức Phật Bản Sư Thích-ca Mâu-ni.

Chúng con đảnh lễ các vị phân thân, hóa thân Phật, Ðại Sĩ, Duy Ma, Văn-thù-sư-lợi. Lại cũng đảnh lễ A-nan, Ca-diếp và các bậc Thánh nhân xuất hiện ở trong bốn đạo quả.

Chúng con lại quy mạng các bậc dạy dỗ phát tâm ban đầu, đảnh lễ mười hai bộ loại kinh Ðại Tạng, cho đến những chánh điển Phương Ðẳng và tám phần xá-lợi, hình tượng. Chúng con cũng quy mạng tất cả thần tiên hiện có nơi các Phật sự ở cõi Tứ Thiên vương, Ðao-lợi, Thích, Phạm, cõi trời Tam thập tam, hư không và trên đất, dưới đất, ở trong núi rừng, hoặc dưới sông, những người có thần thông, có Thiên nhãn và những người có thiên nhĩ. Xin chư vị nghe biết và chứng minh cho. Nguyện tất cả chúng sinh nếu ai chưa sám hối nay được sám hối ở đây rồi mọi tội lỗi sẽ được tiêu diệt. Hôm nay, chúng con sám hối tỏ bày hết lòng, chí thành quy mạng chư Phật.

Nam-mô Ðông phương Thắng Ý Phật. Nam-mô Nam phương Thắng Tiên Phật. Nam-mô Tây phương Thanh Sơn Phật. Nam-mô Bắc phương Thắng Quang Minh Phật. Nam-mô Ðông nam phương Ái Thanh Tịnh Phật. Nam-mô Tây nam phương Hoại Chúng Bố Úy Phật. Nam-mô Tây bắc phương Vô Úy Thiên Hóa Phật. Nam-mô Ðông bắc phương Cực Thọ Thượng Ảnh Vương Phật. Nam-mô Hạ phương Ngộ Thần Thông Vương Phật. Nam-mô Thượng phương Liên Hoa Tôn Phong Vương Phật.

Quy mạng tất cả Tam bảo tận cùng hư không thế giới trong mười phương.

Từ xưa cho đến thân ác trong hiện tại này, chúng con đã gian dối mê hoặc, tâm tán loạn vô cùng, tà kiến, phiền não gây nên bao nghiệp ác không thể tỏ bày hết được. Chúng con gây nên những tội lỗi mà không tự biết phản tỉnh, tâm ác thôi thúc không thấy đời sau, chỉ thấy cái vui hiện tại mà chứa nhóm phiền não, xa lìa căn lành.

Do nghiệp ác che lấp, gần gũi tri thức ác, hoặc ở bên Tỳ-kheo làm việc phi pháp, hoặc ở bên Tỳ-kheo-ni làm việc phi pháp, hoặc ở bên cha mẹ làm việc phi pháp, hoặc ở trước đại chúng làm việc phi pháp, hoặc tự do sử dụng vật của chúng Tăng, hoặc ở bên năm bộ Tăng gây nên chuyện phải trái, hoặc nói vô lượng quả báo ác trong thế gian, hoặc giết chúng sinh có căn lành Bồ-đề, hoặc phỉ báng Pháp sư, pháp nói phi pháp, phi pháp nói pháp, như nói Như Lai vô thường, Chánh pháp vô thường, Tăng bảo vô thường, không thích bố thí, tin thọ pháp tà. Những tội như thế là vô lượng, vô biên, cho nên ngày nay chúng con cảm thấy sợ hãi và hổ thẹn vô cùng, quy y Tam-bảo, xin chư Phật từ bi và các bậc cha mẹ Bồ-tát, tri thức chấp nhận.

Hôm nay chúng con phát lồ sám hối.

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng con đã tạo tội ngũ nghịch, hoặc phạm vào giới cấm của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, tạo nghiệp Nhất-xiển-đề, phát ngôn thô tháo, phỉ báng chánh pháp. Tạo những nghiệp nặng như thế mà chưa từng có tâm hối cải, không biết hổ thẹn, hoặc phạm mười tội ác, tự biết chắc chắn phạm như thế là tội nặng, nhưng trong tâm vốn không một chút sợ hãi, hổ thẹn, nhận sự cúng dường một cách tự nhiên, chưa từng phát lồ. Ðối với chánh pháp không có tâm kiến lập, hộ trì, ngược lại bài bàng khinh chê, nói nhiều điều ác. Hoặc lại nói không có Phật, Pháp, Tăng, hoặc không tin có quả báo ở các địa ngục. Những tội như thế là vô lượng, vô biên, ngày nay chúng con vô cùng sợ hãi và hổ thẹn, quy y Tam bảo, xin Phật từ bi và các bậc cha mẹ Bồ-tát, tri thức thiện chấp nhận. Hôm nay chúng con phát lồ sám hối.

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng con có bốn cái nhìn điên đảo, bốn pháp trọng thì nói là Thâu-lan-giá, Thâu-lan-giá nói là bốn pháp trọng; phạm nói không phạm, không phạm nói phạm; tội nhẹ nói nặng, tội nặng nói nhẹ; tịnh nói bất tịnh, bất tịnh nói tịnh. Hoặc lại tà kiến ca ngợi sách vở thế gian, bất kính kinh Phật, luận nghị các điều ác, chứa nhóm tám sự bất tịnh, những lời chân thật của Phật thì cho là lời của ma, đúng lời của ma thì cho là lời của Phật, hoặc tin vào lời của lục sư, hoặc nói: Ngày nay Như Lai đã nhập Niết-bàn, Tam bảo không còn nữa, thân tâm khởi lên sự mê hoặc, vô lượng cái thấy điên đảo. Vì thế ngày nay chúng con vô cùng sợ hãi và hổ thẹn, quy y Tam-bảo, xin chư Phật từ bi và các bậc cha mẹ Bồ-tát, tri thức chấp nhận.

Hôm nay chúng con phát lồ sám hối.

Nhờ công đức sám hối này, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp cứu vớt tất cả chúng sinh trong mười phương, xa lìa mười điều ác, tu tập mười điều thiện, chấm dứt các khổ đau, khiến vô số chúng sinh trụ trong mười địa. Nếu quốc độ này và các thế giơi khác đã có pháp thiện, chúng con đều xin hồi hướng về. Thân, khẩu, ý luôn tu hành pháp thiện, xin nguyện trong đời vị lai chứng được đạo Vô thượng, nguyện các người nữ đều thành người nam, đầy đủ trí tuệ, siêng năng không biếng trễ, tất cả đều tu hạnh Bồ-tát, chuyên tâm tu tập sáu Ba-la-mật. Nếu có chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề này và vô lượng thế giới khác, đã gieo trồng các thứ công đức thiện diệu, nay trong thâm tâm chúng con đều tùy hỷ với họ. Nay chúng con đem công đức tùy hỷ này và nghiệp thiện do thân, khẩu, ý đã tạo, xin nguyện trong đời vị lai thành đạo Vô thượng, được quả báo tốt đẹp thanh tịnh vô cấu, đều làm viên mãn chánh giác của Như Lai.

Kinh Ðại Thừa Liên Hoa Bảo Ðạt Vấn Ðáp Báo Ứng Sa-môn

La-sát Mã Ðầu nói với Bồ-tát Bảo Ðạt:
–Có vô lượng địa ngục như thế. Nếu Tỳ-kheo nào mang giày dép nhơ bẩn bước lên phòng ốc thanh tịnh thờ Ðại thừa Phương Ðẳng thì sẽ bị đọa vào địa ngục Thiết tật lê. Nếu Tỳ-kheo nào trong lòng ôm sự giận dữ, giơ tay hướng đến Thầy phát sinh một ý nghĩ ác thì bị đọa vào địa ngục Nhiên thủ cước. Nếu Tỳ-kheo nào cất tiếng chửi Thầy, khởi một ý nghĩ ác thì bị đọa vào địa ngục Ðồng cẩu. Nếu Tỳ-kheo nào không có tâm Từ bi, nấu luộc thịt chúng sinh thì bị đọa vào địa ngục Thiết sơn.
La-sát Mã Ðầu lại nói với Bồ-tát Bảo Ðạt:
–Những tội báo như vậy đều là thật. Bảo Ðạt thương xót khóc lóc trở về đạo tràng Ma-kiệt, nhiễu quanh Ðức Phật bảy vòng và thưa:
–Trong núi Thiết vi ở phương Ðông này có vô lượng địa ngục. Con phải làm thế nào để cứu những tội nhân ở trong đó?
Ðức Phật bảo:
–Bảo Ðạt! Ông hãy dùng thần thông đi vào trong ấy kêu gọi những tội nhân, chắc chắn họ được ra khỏi và khổ não ở trong địa ngục đều được dừng lại. Ông hãy dẫn họ đến đây gặp ta, ta sẽ giảng nói pháp để cho họ đắc đạo.
Khi ấy, Bảo Ðạt liền dùng thần thông đi vào địa ngục, ngồi ở trên đài cao kêu gọi các tội nhân và vua A-tu-la:
–Này các tội nhân! Các ngươi không biết sao! Thầy của ba cõi nay xuất hiện ở đời, dùng ánh sáng đại Bi chiếu khắp tất cả, nơi nào cũng được nương nhờ lợi ích, làm cho thoát khỏi ba cõi.
Vua A-tu-la nghe những lời như thế rất vui mừng, kêu gọi các tội nhân: “Hôm nay tôi rất vui sướng như người tù được thả, như người chết được sống lại.” Rồi dẫn các tội nhân tới chỗ Bồ-tát Bảo Ðạt, tức thì các nơi khổ đau ở trong địa ngục biến thành vui sướng. Bảo Ðạt dẫn họ đến chỗ Ðức Phật. Ðức Phật thuyết giảng pháp, tất cả đều được ngộ đạo. Trong thời thuyết pháp này có hai vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán, năm ngàn Tỳ-kheo-ni đắc quả Tu-đà-hoàn, sáu ngàn vương tử đắc Pháp nhãn thanh tịnh, tám trăm người nữ đắc tâm tam thiền. Thiên long, quỷ thần cũng đều vui mừng ra về.

Kinh Phật Thuyết Tội Nghiệp Báo Ứng Giáo Hóa Ðịa Ngục

Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, Ðức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương xá, cùng với các vị Bồ-tát, Thanh văn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà tắc, Ưu-bà-di, cho đến các trời, rồng, quỷ thần đều đến tập hợp đầy đủ. Khi ấy Bồ-tát Tín Tướng bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nay có bao nhiêu loại địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nô tỳ, giàu nghèo, sang hèn? Xin Ðức Thế Tôn giảng nói hết cho chúng con biết về các loại ấy. Phàm có chúng sinh nào được nghe Ðức Phật thuyết pháp thì chẳng khác nào như trẻ con được gặp mẹ, như người bệnh gặp thầy thuốc, như lõa hình được y phục, như trong tối được đèn. Ðức Thế Tôn thuyết pháp lợi ích cho chúng sinh cũng giống như thế.
Bấy giờ, Ðức Thế Tôn quán thấy đã đúng lúc, biết các vị Bồ-tát rất ân cần khuyến thính, tức thời giữa chân mày, tướng lông trắng phóng ra ánh sáng chiếu khắp thế giới, trong địa ngục thì những khổ đau dừng lại, được an ổn. Lúc ấy, những chúng sinh đang chịu tội theo ánh sáng ấy đi đến chỗ Ðức Phật, nhiễu quanh Phật bảy vòng và chí tâm đảnh lễ, thỉnh Ðức Thế Tôn thuyết pháp để cho chúng sinh này được giải thoát. Khi ấy, Bồ-tát Tín Tướng vì các chúng sinh đứng dậy thưa Ðức Phật:
Bạch Thế Tôn! Khi ấy, các chúng sinh bị các ngục tối cắt gân, chém thân, chém từ chân đến đầu mới thôi, nhưng gió vừa thổi đến thì sống lại, rồi bị chém nữa. Bạch Thế Tôn! Họ bị tội gì đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Những người này, đời trước nhân vì không tin Tam bảo, bất hiếu với cha mẹ, làm kẻ đồ tể giết hại chúng sinh cho nên phải chịu tội ấy.
Lại có chúng sinh, thân thể mắc bệnh bại liệt, lông mày và râu rụng hết, toàn thân lở loét, thường ở chung với chim, nai. Lại mất dạng người, bôi nhọ thân tộc, mọi người không thích nhìn thấy, gọi kẻ ấy là bệnh hủi. Bạch Thế Tôn! Họ bị tội gì đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, những người này không tin Tam bảo, bất hiếu với cha mẹ, đập phá chùa tháp, tra tấn người tu hành, đánh đập bậc Hiền thánh, làm tổn thương sư trưởng, thường không báo đáp lại còn phản bội ân nghĩa, thường làm theo hành động dâm dật của heo chó, không kể gì người thân hay sơ, không biết hổ thẹn, cho nên mắc tội ấy.
Lại có chúng sinh, thân thể thì cao lớn nhưng lại bị điếc, không có chân nên đi bằng bụng, chỉ ăn bùn đất để sống, bị các loài trùng nhỏ chui rúc ăn thịt, thường chịu các khổ đau. Họ bị tội gì đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, khi làm người tự cho mình là đúng, không nghe lời khuyên tốt đẹp, bất hiếu với cha mẹ, chống lại nhà vua. Hoặc làm đế vương, đại thần, quan trấn giữ bốn phương, châu, quận, xây dựng cung cấm rộng lớn, dựa vào thế lực ấy để cướp đoạt của cải dân chúng, làm cho mọi người nghèo cùng khốn khổ, nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh hai mắt mù lòa nhìn không thấy gì cả, hoặc va vào cây cối, hoặc rơi xuống hầm sâu. Lúc ấy bị chết lại thọ thân sau cũng như vậy. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước khi còn sống, những người này không tin có tội phước, ngăn che ánh sáng Ðức Phật. Họ còn may mắt chim ưng rồi nhốt vào trong lồng, trói buộc chúng sinh, làm tróc da trùm đầu không cho nhìn thấy nên bị tội này.
Lại có chúng sinh ấm ớ, câm ngọng không nói nên lời. Nếu có nói được thì cũng không rõ ràng. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước những người ấy phỉ báng Tam bảo, chê bai, phá hoại Thánh đạo, bàn luận việc tốt xấu của người khác, tìm chỗ hay dở của người khác, vu oan cho kẻ lương thiện, ghen ghét người hiền, nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh bụng lớn, cổ nhỏ, không thể cúi xuống ăn được. Nếu ăn được thì thức ăn biến thành máu mủ. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, những người ấy trộm cắp thức ăn của chúng Tăng, hoặc khi mở đại hội, dọn thức ăn ngon mình lại lấy trước, mè gạo cất giấu ở chỗ kín để dùng. Vật của mình thì tham tiếc, keo kiệt, lại còn tham lam đem vào cho mình, thường tạo điều ác cho người như cho họ uống thuốc độc, khiến hơi thở họ không thông, nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh thường bị ngục tốt dùng đinh nóng đỏ đóng vào trăm đốt xương. Khi đóng đinh khắp toàn thân thì tự nhiên ngọn lửa phụt cháy thiêu đốt thân thể họ thành tro bụi. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước những người ấy làm nghề châm cứu, nhưng không chữa lành bệnh lại còn làm thương tích thân thể của người, dối gạt người khác lấy tiền của làm cho họ phải đau khổ, nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh ở trong địa ngục vạc dầu sôi, ngục tốt đầu trâu nắm cây Thiết xoa kéo vào trong vạc dầu nấu chín nát. Khi gió thổi đến thì sống lại rồi tiếp tục bị nấu nữa. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, lúc còn sống, họ mổ giết chúng sinh, nhúng vào nước sôi, và nhổ lông nhiều vô số, cho nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh ở trong thành lửa lớn, tim gan bị thiêu đốt. Tuy bốn cửa thành đều mở, nhưng khi họ chạy đến thì cửa thành lại đóng, chạy khắp bốn phía nhưng không thể thoát ra được, nên bị lửa đốt cháy rụi. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước lúc còn sống đem lửa thiêu đốt rừng núi, đầm, hang ổ, khiến cho các chúng sinh bị chết chìm, cho nên phải mắc tội ấy.
Lại có chúng sinh thường ở trong núi Tuyết, khi gió lạnh thổi về da thịt rách nát. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, lúc còn sống, luôn làm giặc ngang tàn, cướp đoạt áo quần vật dụng của người khác khiến cho họ phải sống trong những tháng mùa đông lạnh buốt, đến nỗi phải chết rét, hoặc lột da trâu dê làm cho chúng đau đớn không thể chịu đựng nổi, nên mắc tội ấy.
Lại có chúng sinh thường ở trên rừng đao núi kiếm, hoặc khi chạm vào thì chân tay bị thương tích, những đốt xương tay chân đều bị chặt nát. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, họ làm nghề mổ, giết, cắt, nấu chúng sinh, dùng dao cắt, bóc, gọt xương thịt chia lìa, đầu chân treo lên trên cao, bày ra cân đo để bán, hoặc lại treo sống lên bán. Những sự đau đớn ấy không thể chịu nổi, cho nên mắc phải tội này.
Lại có chúng sinh năm căn khiếm khuyết. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, họ dùng chim ưng, chó săn, cung tên bắn các loài chim thú, hoặc bắn bể đầu, gãy chân, mất đầu cánh, cho nên mắc phải tội ấy.
Lại có chúng sinh què quặt, lưng cong, tay chân co quắp, không thể cầm nắm, không thể đi đứng, cử động cũng không được. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Vì đời trước làm người độc ác, để binh khí giữa đường, đặt súng đặt gươm, hoặc đào hầm hố để hãm hại chúng sinh, trước sau chẳng phải một lần, cho nên mắc tội này.
Lại có chúng sinh hoặc giận dữ, hoặc ngu si, hoặc điên cuồng, hoặc lẩn thẩn không biết tốt xấu. Họ bị tội gì mà đến nỗi như vậy?
Ðức Phật nói:
–Ðời trước, họ hay uống rượu say sưa, điên loạn phạm vào ba mươi sáu lỗi, sau làm người ngu si giống như người say không biết tốt xấu, cho nên mắc phải tội này.
Có người thích cung, dao, cưỡi ngựa, kiếp sau làm người mọi rợ. Thích giết hại săn bắn kiếp sau làm chó sói. Thích trang điểm hương hoa vào tinh xá kiếp sau làm loài sâu có sừng. Thích mặc quần dài lếch thếch kiếp sau làm trùng đuôi dài. Thích nói lời độc ác kiếp sau làm chó. Lời nói độc ác, gièm pha, châm chọc mọi người, cho đến người thường tức giận kiếp sau làm rắn hổ. Thích lời độc ác kiếp sau làm cú mèo. Thích nói lời gây tai họa kiếp sau làm chồn cáo.
Mục-liên thấy một chúng sinh to lớn toàn thân không có da giống như một khúc thịt đi giữa hư không.
Ðức Phật nói:
–Kiếp trước người ấy tự phá thai của mình, bị đọa vào địa ngục, cho nên nhận quả khổ ấy.
Mục-liên thấy một chúng sinh toàn thân không có da chỉ như một khúc thịt đi giữa hư không, chim cú đi theo mổ rỉa thịt ăn.
Ðức Phật nói:
–Trong đời quá khứ làm nghề đồ tể đã bị đọa vào địa ngục nhưng còn quả báo nên phải chịu quả báo ấy.
Mục-liên thấy một chúng sinh dùng dây đồng, dây sắt tự trói mình đi giữa hư không. Trong dây ấy lại có lửa dữ cháy mạnh thiêu đốt thân thể.
Ðức Phật nói:
–Trong đời quá khứ người ấy làm nghề bắt cá, bị đọa vào địa ngục rồi nhưng còn dư báo nên nay phải nhận thân này. Giăng lưới bắt chim, bắt thỏ cũng như vậy.
Mục-liên thấy một chúng sinh thân to lớn nhưng không có đầu, hai bên có mắt, trước ngực có miệng, thân thường chảy ra máu, các côn trùng đi theo ăn thịt, đau đớn đến tận xương tủy.
Ðức Phật nói:
–Trong đời quá khứ họ thích chặt đầu côn trùng, cầm thú, đã bị đọa vào địa ngục chịu các khổ đau, nay bị thân này.
Mục-liên thấy một chúng sinh lông sắc nhọn như dao mọc khắp thân thể, trên mỗi sợi lông ấy có lửa cháy mạnh thiêu đốt thân thể họ.
Ðức Phật nói:
–Trong đời quá khứ họ dùng dao, kiếm làm thương tích rất nhiều tánh mạng, họ đã bị đọa vào địa ngục, nhưng còn dư báo nên tiếp tục nhận quả khổ này.